Mục lục
Lớp giao tiếp tiếng Nhật N5
Giao tiếp tiếng Nhật N5 tại trung tâm tiếng Nhật Daruma dành cho học viên đã học xong giáo trình Minna No Nihongo hoặc chương trình N5 , học 100% với giáo viên người Nhật nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp và nghe hiểu.
Lớp đặc biệt phù hợp với một sô Bạn sắp đi du học Nhật hoặc đã có bằng JLPT rồi và muốn nâng cao giao tiếp để làm trong các công ty Nhật tại Việt Nam
Giao tiếp tiếng Nhật N5 – Thông tin chung
LỚP GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT N5 CÓ ĐẶC TRƯNG GÌ?
- Được xây dựng dựa trên phương pháp tư duy và phản xạ giúp học viên chịu khó tư duy từ từ để có thể nói được.
- Luyện tập thêm nghe hiểu, dựa trên tư duy từng bước hình thành thói quen nghe hiểu mỗi ngày
- Chương trình giúp học viên sử dụng tiếng Nhật lưu loát hơn và tự tin hơn, sẵn sàng cho những bước tiến vững chắc trong công việc và cuộc sống.
- Giao lưu với nhiều người Nhật, cơ hội nói thực tế được nâng cao giúp học viên bỏ bớt nỗi sợ khi nói ngoại ngữ.
- Giáo viên Nhật 100%
- Cơ hội giao lưu Daruma với một nhà khách Nhật ở quận 1, giúp học viên có rất nhiều cơ hội giao tiếp với người bản xứ.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LỚP GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT N5
- Giáo viên thường xuyên ôn lại bài cũ: từ vựng, ngữ pháp và bài tập về nhà để đảm bảo chất lượng học cho từng học viên.
- Bạn sẽ được học từ vựng và ngữ pháp mới theo từng chủ đề bài học về cuộc sống hàng ngày, sở thích, công việc,…
- Luyện nghe và chỉnh sửa phát âm theo phương pháp: Nghe – Lặp Lại.
- Chú trọng kỹ năng thảo luận nhóm, thuyết trình. Các bạn cùng tham gia vào các chủ để nói tương tác với nhau.
BẠN ĐƯỢC GÌ SAU KHÓA HỌC
- Nâng cao kỹ năng nghe hiểu
- Nâng cao kỹ năng nói thông qua các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống
- Cải thiện kỹ năng phỏng vấn bằng tiếng Nhật
- Làm quen với tất cả thể ngắn trong tiếng Nhật
- Cải thiện từ vựng (học từ vựng theo chủ đề)
Cơ hội việc làm khi có thể giao tiếp tiếng Nhật tốt, một số ngành nghề Bạn có thể ứng tuyển vào sau khi trình độ đạt đến mức giao tiếp tương đối:
- Phiên dịch hỗ trợ sếp người Nhật (có trình độ N2 sẽ dễ tìm được việc hơn) Yêu cầu: tiếng Nhật tối thiểu N3, có khả năng chịu đựng áp lực công việc, ứng biến linh hoạt và phải có tính trách nhiệm cao để đảm bảo mức độ chính xác khi biên, phiên dịch
- Hành chính tổng vụ. Yêu cầu: tiếng Nhật tối thiểu N3, có kinh nghiệm làm về hành chính, nhân sự, tính cách nhanh nhẹn, cẩn thận và có khả năng giải quyết các mâu thuẫn nội bộ
- Giáo viên tiếng Nhật. Yêu cầu: tiếng Nhật tối thiểu N3, có tác phong sư phạm, khả năng truyền tải thông tin tốt và phải có tâm huyết với nghề
- It comtor. Yêu cầu: tiếng Nhật tối thiểu N2, thông thạo 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết, có hiểu biết về ngành Công nghệ thông tin, khả năng giao tiếp khéo léo và khả năng truyền đạt tốt
- Kỹ sư cầu nối. Yêu cầu: tiếng Nhật tối thiểu N3 (thường là N2 trở lên), có khả năng lập trình, quản lý dự án, chịu được áp lực cao và làm việc linh hoạt
- Xuất nhập khẩu. Yêu cầu: tiếng Nhật hoặc tiếng Anh thông thạo, nghiệp vụ xuất nhập khẩu phải vững, kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt
Tham khảo các sách tiếng Nhật nhằm nâng cao trình độ giao tiếp
Lớp giao tiếp dành cho trình độ tiếng Nhật thương mại
Tổng hợp các phương pháp thông dụng hướng dẫn Bạn luyện nói tốt hơn.
1. Tập suy nghĩ bằng tiếng Nhật sẽ giúp bạn phản xạ nhanh hơn khi giao tiếp
Nếu bạn tư duy bằng tiếng Việt rồi sau đó cố diễn đạt nó bằng tiếng Nhật, bạn sẽ luôn phải dịch qua lại giữa hai thứ tiếng đó, mà dịch thuật lại vốn chẳng phải việc dễ dàng gì. Ngay cả những người thành thạo hai hay nhiều ngôn ngữ cũng mắc phải vấn đề tương tự như vậy.
Giải pháp chính là tập suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Nhật!
Phương pháp này giúp việc nói tiếng Nhật trở nên đơn giản hơn do việc tư duy của bạn đã thành phản xạ, có hệ thống.
Bạn có thể làm điều này ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Cố gắng sử dụng tiếng Nhật để suy nghĩ bất cứ việc gì trong cuộc sống hằng ngày của bạn.
Hãy bắt đầu từ những thứ dễ dàng xung quanh bạn hiện tại với những câu đơn giản nhất.
2. “Tự độc thoại” với mình ngay khi có thể giúp bạn bước đầu thoải mái hơn khi nói
Điều này nghe có vẻ hơi lạ một chút nhưng lại là một ý kiến hay. Một khi bạn đã có thể tư duy dễ dàng bằng tiếng Nhật rồi thì hãy cố gắng nói suy nghĩ ấy ra. Hãy biến những suy nghĩ ấy thành lời. Bạn có thể thực hiện mọi nơi mọi lúc: ở nhà cũng như một mình ở nơi nào khác.
VD: Việc thực hành “độc thoại” này cực kỳ dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể nói khi đi trên đường, nhìn thấy một ai đó xinh đẹp – “なんかきれいな人!”…
Khi đọc bạn cũng phải làm như vậy. Thậm chí ngay cả khi không có ai ở đó để chỉnh sửa nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái, không còn ngại ngùng và cảm thấy tự tin hơn.
Ban đầu hãy nói chậm nhưng phải thật chuẩn, và nói đi nói lại nhiều lần, khi đã quen hãy nâng tốc độ nói lên.
Bạn cũng muốn người đối diện có thể hiểu được mình nói gì chứ? Vậy hãy tập phát âm chuẩn ngay từ bước này.
3.Lắng nghe và “nhại theo” giúp bạn cải thiện giọng nói, tạo được sự cuốn hút cho người nghe
Bạn thường xuyên xem các chương trình truyền hình hay video tiếng Nhật trên Youtube chứ? Hãy tận dụng chúng để cải thiện khả năng giao tiếp lưu loát của bạn.
Bạn hãy chọn một phần/đoạn ngắn của chương trình mà bạn thích, nghe và nhắc lại từng câu một. Cố gắng khớp cả âm sắc, tốc độ và thậm chí là cả lối diễn đạt (nếu có thể).
Nếu có bỏ lỡ một vài từ thì cũng không vấn đề gì, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục nói. Hãy tìm cách để giọng của bạn giống như người bản ngữ trong chương trình đó.
Bạn có thể sử dụng máy ghi âm để thu âm giọng nói của mình, sau đó so sánh với cách phát âm của đoạn gốc để tìm lỗi sai.
Kiên trì lặp đi lặp lại nhiều lần để tìm ra âm chuẩn xác. Việc này yêu cầu một quá trình dài và không thể nóng vội được. Bạn cần chú ý đến dấu nhấn của từ, sự nối âm và cả ngữ điệu khi phát âm tiếng Nhật
4.Hát theo những bài hát tiếng Nhật yêu thích giúp bạn nói tiếng Nhật thêm lưu loát
Học tiếng Nhật qua bài hát thường là việc đầu tiên mà ai cũng làm. Bạn có biết nó rất hữu ích không?
Khi nghe một bài hát yêu thích, chúng ta sẽ ngân nga theo giai điệu đó, đó chính là lúc bạn có thêm động lực học và luyện tập để có thể thoải mái hát vang bài ca mình yêu thích mà không sợ người khác chê cười.
Học tiếng Nhật qua bài hát giúp bạn tích lũy vốn từ vựng, học thêm về ngữ pháp và tìm hiểu cách phát âm để giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
Có thể các bài hát sẽ lược bớt một vài yếu tố trong ngữ pháp sử dụng nhưng như vậy không có nghĩa ngữ pháp đó là sai. Ngược lại, bạn sẽ phải tìm hiểu cho ra cấu trúc ngữ pháp chuẩn đã được lược bớt như thế nào và từ đó chủ động ghi nhớ cấu trúc này.
Cách học chủ động và tự mình tìm hiểu lúc nào cũng giúp người học nhớ lâu hơn nhiều so với cách học bị động, kiến thức được cung cấp sẵn bởi người khác.
Hơn nữa, dù ngữ pháp không hoàn hảo nhưng lời bài hát là nguồn từ vựng tiếng Nhật rất phong phú. Học thuộc lời bài hát giúp bạn học được không ít từ vựng, thậm chí cả các thành ngữ hay từ lóng gần gũi để có thể giao tiếp như người bản ngữ.
5.Học một vài câu nói mà bạn thường dùng giúp bạn dễ dàng giao tiếp hơn
Học một vài câu mà bạn thường dùng không chỉ dễ dàng biểu đạt suy nghĩ của mình cho đối phương, tạo nên bản sắc riêng của bạn mà người bản xứ sẽ cho rằng bạn khá “sành” ngôn ngữ của họ.
Hãy dành ra một chút thời gian để ý xem bạn thường hay nói như thế nào trong tiếng Việt. Tìm xem đâu là những câu nói mà bạn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày. Những từ và cụm từ mà bạn sử dụng thường xuyên nhất là gì?
Giờ bạn hãy tìm xem những từ và cụm từ ấy trong tiếng Nhật nói như thế nào. Nắm được chúng bằng tiếng Nhật sẽ giúp bạn nói tốt như khi nói tiếng Việt. Ví dụ một số câu sau đây
どう 致 しまして | Dou itashimashite | Không có chi. |
どうぞ、お 願 いします | Douzo onegaishimasu | Xin mời |
さあ、どうぞ | Saa, douzo | Nó đây này |
分かりました | Wakarimashita | Tôi hiểu rồi. |
分かりません | Wakarimasen | Tôi không hiểu |
大 丈 夫 です | Daizyoubu desu | Được rồi, ổn, ok |
幾 つありますか | Ikutu arimasuka | Bao nhiêu? |
どれくらいの時 間が掛かりますか | Dorekuraino zikan ga kakarimasu | Mất bao lâu? |
どれくらいの距 離がありますか | Dorekurai no hanare ga arimasu | Mất bao xa? |
道 に 迷 いました | Michi ni mayoimashita | Tôi bị lạc. |
どなたに聞けばいいでしょうか | Donata ni kikebaiideshyoka | Tôi nên hỏi ai? |
お 先 にどうぞ | Osaki ni douzo | Xin mời đi trước |
どなたですか | Donatadesuka | Ai? |
何故ですか | Nazedesuka | Tại sao? |
何 ですか | Nandesuka | Cái gì? |
何時ですか | Itudesuka | Khi nào? |
待って | Matte | Khoan đã |
見て | Mite | Nhìn kìa. |
助 けて | Nasukete | Giúp tôi với |
どなたが英 語を 話 せますか | Donata ga eigo wo hanasemasu | Ai có thể nói tiếng Anh? |
早 いご 回 復 を 祈 っています | Hayai ga kaisoku wo inotteimasu | Tôi hi vọng bạn sẽ mau qua khỏi |
貴 方 は 正 しいです | Anata wa tadashidesu | Bạn đúng rồi! |
貴 方は間 違いです | Anata wa machigaidesu | Bạn sai rồi! |
確 かではありませんが | Mashikade wa arimasen ka | Tôi không chắc. |
私 は、そう 思 いません | Watashi wa sou omoimasen | Tôi không nghĩ như vậy |
そうではないと 思 います | Sou dewanai to omoimasu | Tôi e rằng không. |
信 じられない | Shinzirarenai | Không thể tin được! |
何 事 も上手 くいきますよ |
Nanikoto mo umaku ikimasuyo |
Mọi thứ sẽ ổn thôi! |
落ち着け | Ochituke | Bình tĩnh lại! |
驚 いた | Odoroita | Bất ngờ quá! |
実 にお気の 毒 | Zitu ni oki no doku | Tiếc quá! |
冗 談 でしょう | Zyoudandeshyou | Bạn đang đùa chắc! |
わぁ、目 茶 苦 茶 だ | Waa, mechyakuchya | Oa, bừa bộn quá! |
馬鹿だなぁ | Bakadanaa | Ngu quá! |
もういい | Mouii | Đủ rồi! |
何 てこと | Nantekoto | Ôi chúa ơi! |
すみません, もういち どおねがいします |
Sumimasen, mou ichido onegaishimasu |
Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại không? |
はじめましょう | Hazimemashyou | Bắt đầu nào! |
おわりましょう | Owarimashyou | Kết thúc nào! |
やすみましょう | Yasumimashyou | Nghỉ giảo lao nào! |
わかりますか | Wakarimasuka | Các bạn có hiểu không? |
けっこうです | Kekkoudesu | Được,tốt! |
だめです | Damedesu | Không được! |
おねがいします | Onegaishimasu | Làm ơn |
いい てんき です ね | Iitenkidesune | Thời tiết đẹp nhỉ |
ごめんください | Gomenkudasai | Có ai ở nhà không? |
どうぞ おあがりください | Douzo oagari kudasai | Xin mời anh chị vào nhà! |
いらっしゃい | Irasshyai | Rất hoan nghênh anh chị đến chơi! |
どうも、おじゅまします | Doumo ozyumashimasu | Cảm ơn, tôi xin phép |
どう した? | Dou shita? | Sao thế? |
げんき だた?/どう げんき? | Genki data?/ Dou genki? | Dạo này ra sao rồi? |
げんき? | Genki? | Bạn có khỏe không? |
どう してて? | Dou shitete? | Dạo này mọi việc thế nào? |
なに やってた の? | Nani yatteta no? | Dạo này bạn đang làm gì ? |