Tiếng Nhật thương mại

Nếu bạn đang theo đuổi ngành tiếng Nhật thương mại, muốn làm việc trong một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp thì đừng bỏ qua bài viết này. Tại đây, Daruma sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức chung nhất về “tiếng Nhật thương mại” với những quy tắc bất di bất dịch trong môi trường công sở. Thêm vào đó, là những mẫu câu cơ bản thường dùng.

>> sách tiếng Nhật thương mại

tieng nhat thuong mai

Tiếng Nhật thương mại là gì?

Trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản, việc giao tiếp phản hồi thông tin trong môi trường kinh doanh từ lời nói, cách ứng xử luôn có những quy định chuẩn mực nhất định. Những quy tắc đó bao gồm cách diễn đạt, cách sử dụng kính ngữ, trả lời điện thoại, viết email,… Đây được xem là một trong những chuyên ngành chính khi học tiếng Nhật.

Không giống như giao tiếp thường nhật hằng ngày, tiếng Nhật dùng trong kinh doanh có cách diễn đạt và từ vựng riêng của ngành nên khi muốn làm việc trong các công ty Nhật Bản việc tiếp thu kiến thức và quy tắc kinh doanh cần thiết là điều bắt buộc không thể bỏ qua được.

Một số từ vựng và mẫu câu thường gặp

Dưới đây Daruma sẽ giới thiệu một số từ vựng và mẫu câu thường gặp khi làm việc trong môi trường công ty Nhật Bản.

1. Kính ngữ thường dùng trong kinh doanh

  • Kính ngữ trong cách gọi tên bộ phận ngành nghề

Khi gọi bên đối phương

Khi gọi bên mình

会社

貴社(きしゃ)

御社(おんしゃ)

弊社(へいしゃ)

お店

貴店(きてん) 弊店(へいてん)

銀行

貴行(きこう) 弊行(へいこう)

学校

貴校(きこう) 弊校(へいこう)

新聞

貴紙(きし) 弊紙(へいし)・小紙(しょうし)

雑誌

貴誌(きし) 弊誌(へいし)・小誌(しょうし)

 

  • Kính ngữ trong giao tiếp

総務部に配属となったAと申します。

Tôi là A mới được phân công đến bộ phận tổng vụ.

今日から、こちらでお世話になります。

Từ hôm nay mong được mọi người giúp đỡ.

いつも大変お世話になっております。〇〇商事のBと申します。

Xin phép đã làm phiền, tôi là B của thương mại 〇〇.

ご無沙汰しております。(thể lịch sự của お久しぶりです)

Đã lâu không liên lạc.

ご自愛くださいませ。

Hãy giữ gìn sức khỏe

2. Cách trả lời điện thoại

  •  Xưng hô:

自分 → わたくし

相手 → 〇〇様

相手の会社 → 御社

自分の会社 → 当社

  •  Khi nhận điện thoại:

お電話ありがとうございます。

→ Cảm ơn cuộc gọi của bạn.

はい。〇〇会社でございます。

→ Vâng, đây là công ty 〇〇.

お待たせいたしました。〇〇会社のAでございます。

→ Xin lỗi đã để bạn chờ, tôi là A bên công ty 〇〇 đây.

おそれいります。お名前をお伺いしてもよろしいでしょうか。

→ Xin lỗi vì đường đột nhưng tôi xin hỏi bạn tên là gì vậy?

申し訳ございません。Aは、ただいま、外出しております。

→ Rất xin lỗi, hiện tại anh A đã đi ra ngoài rồi.

ご伝言承りましょうか。

→ Bạn có muốn để lại lời nhắn không?

  •  Khi gọi điện đi:

A様に〇〇会社のBから電話があったことをお伝えください。

→ Xin nhắn với anh A có B đến từ công ty 〇〇đã gọi điện đến.

いつもお世話になっております。A様でいらっしゃいますか。

→ Xin lỗi đã làm phiền, anh A có ở đó không ạ.

お忙しい中、ありがとうございました。

→ Cảm ơn đã dành thời gian cho tôi trong lúc bận rộn như vậy.

⊗ Lưu ý: Không dùng cách nói moshimoshi (もしもし) khi nhận điện thoại. Thông thường khi nhận điện thoại mọi người nhấc                      máy và nói moshimoshi như lời chào đầu cho cuộc hội thoại nhưng trong công ty dùng moshimoshi không đúng quy                      định và tạo cảm giác thiếu lịch sự, không tôn trọng đối phương.

Vì không thể nhìn thấy đối phương khi gọi điện nên giọng nói và cách diễn đạt là yếu tố quan trọng trong suốt quá                        trình trao đổi nên bạn không được tỏ ra thô lỗ và hãy trả lời một cách vui vẻ.

Bốn quy tắc cần phải biết

tieng nhat thuong mai 1

1. Chào hỏi

Là cách cư xử cơ bản trong kinh doanh. Chào hỏi mang lại sự kết nối với đồng nghiệp, cấp trên và với cả đối tác, tạo cơ hội tiến hành công việc một cách suôn sẻ. Hãy bắt đầu và kết thúc công việc bằng lời chào với thái độ tốt nhất.

2. Đúng giờ

Là yêu cầu tối thiểu mỗi người phải có. Không ai sẽ tin tưởng hợp tác và xem trong một người trễ nải trong giờ giấc. Nếu buộc phải đến muộn, hãy liên hệ trước, xin lỗi, đưa ra lý do và thông báo thời gian có thể đến được.

3. Thái độ giao tiếp lịch sự

Khi giao tiếp luôn giữ thái độ tôn trọng người đối diện và hạn chế sử dụng sai từ ngữ, cách diễn đạt, kính ngữ ít nhất có thể. Biết lắng nghe người nói dù cảm thấy bản thân đã hiểu hoặc nếu khó hiểu hãy ghi chú lại và hỏi lại ngay lúc đó. Ngoài ra hãy nói chuyện ngắn gọn rõ ràng để tránh mất thời gian của hai bên khi làm việc.

4. Ngăn nắp

Đảm bảo sắp xếp tài liệu và thông tin gọn gàng ngăn nắp. Luôn có thể tìm thấy những thứ mình cần ngay lập tức để thực hiện công việc liền mạch. Ngoài ra, việc sắp xếp các tài liệu và thông tin là không thể thiếu để bảo vệ thông tin và bí mật của công ty.

>>Cách viết email bằng tiếng Nhật

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết tiếng Nhật thương mại. Hãy đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích thú vị khác về việc học và văn hóa Nhật Bản trên Daruma nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook