Trong các bộ phim Anime, hay là Manga(truyện tranh) của Nhật, có rất nhiều cách gọi tên thú vị như Onii chan. Ngày nay khi chúng được Việt hóa, vẫn có một số nhà dịch chọn giữ lại các hậu tố như san, chan, kun,…ở sau tên. Trong số đó, onii chan là từ rất phổ biến. Vậy onii chan là gì? Onii chan có nguồn gốc như thế nào? Onii chan có mối quan hệ gì với các cách xưng hô khác trong tiếng Nhật hay không? Nếu các bạn có hứng thú về chủ đề onii chan thì cùng mình khám phá trong bài viết này nhé!
Khái niệm về Onii chan
Onii chan là gì trong tiếng Nhật?
Onii-chan là cách viết Romanji của chữ 「お兄ちゃん」- Onii chan trong tiếng nhật có nghĩa là “Anh trai”. Đây là một trong những từ xưng hô phổ biến nhất trên mạng xã hội ngày nay, xuất phát từ văn hóa anime và manga của người Nhật.
Onii chan được dùng để chỉ các anh trai trẻ; cũng có người là phát âm ani. Từ onii chan tuy mang nghĩa “anh trai” nhưng không nhất thiết chỉ sử dụng đối với anh trai có quan hệ máu mủ, ruột thịt mà còn có thể dùng với các mối quan hệ bạn bè thân thiết hoặc thể hiện sự tôn trọng ngưỡng mộ với anh chàng lớn tuổi hơn mình.
Có thể thấy rõ trong Anime “onii chan” được sử dụng rất nhiều bởi các cô gái Nhật nói với những người con trai lớn tuổi hơn dù cùng huyết thống hay không. Hậu tố – chan là 1 cách gọi thân mật.
Cách sử dụng onii chan
Hiện tại không chỉ trong Anime hay Manga, mà ở trên các trang Mạng xã hội Nhật, các cô gái trẻ rất thích dùng onii chan để thu hút sự chú ý, ánh nhìn của các chàng trai hấp dẫn, dễ thương. Và sự hấp dẫn của onii chan cũng đang lan rộng đến cả những cộng động mạng quốc tế, nhờ sự bùng nổ của các bộ Anime/Manga nổi tiếng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo những điều cần lưu ý khi sử dụng onii chan để không phải rơi vào tình huống ngượng ngùng nhé:
- Onii chan chủ yếu được sử dụng với các chàng trai trẻ có mối quan hệ thân thiết hoặc người mình thần tượng
- Không được dùng “~chan” với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội như sếp hoặc khách hàng của bạn
- Cũng có trường hợp dùng “~chan” ở sau tên của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm ~chan vào sau xưng hô của các thành viên trong gia đình mình. Chẳng hạn như: 「おじいちゃん」Ojii chan ~ ông、「おばあちゃん」Obaa chan ~ bà、「おとうちゃん」Otou chan ~ bố、「おかあちゃん」Okaa chan ~ mẹ、「お兄ちゃん」Onii chan ~ anh、「お姉ちゃん」Onee chan ~ chị.
Ở đây, có một chút ngoại lệ ở 「おじいちゃん」Ojii chan ~ ông và「おばあちゃん」Obaa chan ~ bà. Bởi trong phần lưu ý ở trên mình có nhắc hậu tố “~chan” không nên dùng trong xưng hô với người cao tuổi, nhưng thật ra ông và bà cũng có thể dùng ~chan. Khi những người già không còn đủ sức tự chăm lo cho mình, có thể nói họ dường như đang quay trở lại trạng thái ban đầu của đời người là lúc mới sinh, vì thế họ cần đến người chăm sóc cho mình. Việc thêm ~chan là để cho thấy phần trẻ con trong họ.
Nguồn gốc của onii chan
Tháng 8 năm 2007, trong cổng thông tin điện tử từ điển của Urban Dictionary, từ onii chan đã từng xuất hiện trong hệ thống từ điển này và được sử dụng để chỉ cử chỉ âu yếm dành cho người già.
Xem thêm: Tháng trong tiếng Nhật
Sự lan rộng của onii chan
Đến năm 2008 cụm từ này bắt đầu xuất hiện rộng rãi ở một số video đăng tải trên youtube giải thích một số trường hợp sử dụng từ ngữ này. Sự phổ biến rộng rãi đến mức có nhiều người cũng chia sẻ lên Facebook,…họ dùng xưng hô onii chan với những nhân vật anime/manga mà họ yêu thích.
Một số hậu tố khác nằm sau tên gọi trong tiếng Nhật
Tại Nhật, khi gọi tên ai đó họ thường thêm các hậu tố như さん、ちゃん、くん、さま、先輩、先生、。。。Tùy theo tình huống, tùy theo đối tượng mà sẽ sử dụng các hậu tố khác nhau, nhưng đây được cho là nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của Nhật. Bằng cách lắng nghe cách người Nhật gọi hậu tố sau tên với nhau, bạn có thể hiểu được mối quan hệ thứ bậc và mức độ thân thiết của họ.
Ví dụ, một người tên みやこ ở nhà được gọi là みやこちゃん、khi gặp bạn bè trên trường thì được gọi làみやこさん、gặp đàn em thì được xưng là みやこ先輩、。。。Vậy thì, sự khác nhau của các hậu tố đó như thế nào. Phần dưới đây sẽ nêu chi tiết hơn về từng hậu tố trên:
- Hậu tố さん
Đây là hậu tố được sử dụng nhiều nhất, áp dụng được nhiều tình huống và nhiều đối tượng nhất. Tuy nhiên, chỉ dùng để ghép sau tên người khác, không nên ghép vào sau tên của mình bởi điều này sẽ phản tác dụng và bị hiểu nhầm thành thiếu lịch sử.
Hậu tố さん được ghép với: tên riêng ai đó như người mới quen chưa thân, với đồng nghiệp hoặc với người lớn tuổi hơn mình. Có một số trường hợp đặc biệt như tên công ty (Toyota-san, Nikkei-san, Mitsubishi-san,…) – có thể thấy những từ này ở trên một số bản đồ nhỏ ở Nhật. Ngoài ra, ta cũng có thể thêm hậu tố さん sau tên một số địa danh lớn ở Nhật như Fuji-san.
Bài viết liên quan:
Hậu tố さん là hậu tố thể hiện sự lịch sự của người nói đối với người nghe, thế nên nếu dùng さんđối với những người thân thiết với mình sẽ dễ gây ra cảm giác xa cách trong mối quan hệ này. Chẳng hạn như, ngày thường bạn thường gọi bạn mình bằng tên, đột nhiên đổi xưng hô thành tên+さん, đối với người Nhật trong tình huống này họ sẽ cảm giác đối phương đang giễu cợt mình hoặc là mình sắp được nhờ vả một điều gì đó khá khó khăn.
=>Nói cách khác, hậu tố thể hiện được sự quen thuộc với ai đó, cảm giác xa cách và mức độ thay đổi.
Một đặc điểm khác trong giao tiếp của người Nhật là bạn gọi người đối diện bằng chức danh. Trên thế giới hiếm khi gọi ai đó theo chức danh hoặc nghề nghiệp như vậy, chẳng hạn như 「先生」”giáo viên”,「社長」”chủ tịch”,「部長」”quản lý”,「駅長さん」”quản lý nhà ga”,「管理人さん」”quản lý”,「看護師さん」”y tá”「ケアさん」”chăm sóc”.
Người trên có thể gọi người dưới bằng tên, nhưng người dưới khó có thể gọi người trên bằng tên, thế nên cách sử dụng chức danh và nghề nghiệp làm tên là để tỏ lòng tôn kính. Trong văn hóa Nhật Bản, sự tôn trọng được thể hiện ý nghĩa người nói có sự xa cách với người nghe, vì vậy việc gọi người trên với hàm ý thân mật là một điều thô lỗ, và ngay cả cái tên cũng ngại nói ra.
- Hậu tố くん
Nếu ai là fan bộ phim “Thám tử lừng danh Conan” chắc hẳn nghe rất nhiều từ Conan-kun nhỉ. Vì thế có thể thấy, hậu tố くん chủ yếu được người lớn dùng với các bé trai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt cũng có thể sử dụng hậu tố “kun”. Chẳng hạn như, Khi tỏ tình vì muốn thể hiện tình cảm thân thiết và tôn trọng giữa hai người nên các cô gái có thể thêm “kun” sau tên các chàng trai.
Ngoài ra, ở trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, khi giáo viên gọi tên học sinh, “kun” được sử dụng cho các em trai và “san” được sử dụng cho các em gái. Nhưng những năm gần đây, dường như hầu hết các trang giáo dục đều gọi chung học sinh bằng “さん” ngày càng nhiều, không phân biệt giới tính. Điều này có lẽ bị ảnh hưởng bởi xu hướng của xã hội là xóa bỏ sự phân biệt nam nữ.
- Hậu tố さま
さま là hậu tố thể hiện sự kính trọng cao nhất, cao hơn さん. Vì thế, hậu tố này thường được dùng với những người có địa vị xã hội cao như sếp, khách hàng,….Giống với さんvì đây là hậu tố thể hiện sự kính trọng, lịch sử với người nghe thế nên không nên thêm vào sau tên mình. Điều này sẽ thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân một cách tiêu cực.
Hậu tố さま thường thấy trong các e-mail trao đổi trong môi trường kinh doanh, trong một số văn bản hành chính, hoặc thông báo tại một số nơi công cộng như お客様
Trong Anime/Manga chắc hẳn cũng có nhiều bạn nghe đến hậu tố どの nhỉ. Giống với さま hậu tốどのcũng là hậu tố thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Trong phim hoạt hình và truyện tranh Nhật Bản hậu tố này dùng để gọi tên các vị Thần linh.
Lưu ý:
- Hơn nữa, thật thô lỗ khi gọi trực tiếp “bạn” với người đối diện, mặc dù có người thứ hai gọi là “bạn” ở Nhật Bản. Ngay cả khi một cặp vợ chồng gọi bạn là “bạn”, bạn sẽ cảm thấy hơi lạnh khi họ nói “bạn định làm gì?” Thay vì một cái tên để bày tỏ lòng kính trọng.
- Nếu bạn không biết cách gọi tên, hoặc nếu bạn quên tên của người khác, bạn có thể tìm cách vượt qua bằng cách sử dụng “you” trong tiếng Anh, nhưng điều đó không đúng với giao tiếp tiếng Nhật. Vì vậy, đối với những người bắt đầu học tiếng Nhật, việc gọi tên người đối diện là một trong những điều khó khăn. Đối với những người không thể nhớ tên của họ, có thể gọi họ theo chức danh hoặc nghề nghiệp.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ kiến thức hữu ích về chủ đề onii chan, và giải thích được onii chan là gì? Bài viết cũng giải thích thêm nhiều hậu tố xưng hô khác như “chan”. Quả thật, tiếng Nhật thật sự là ngôn ngữ tuy khó nhưng cũng có rất nhiều điểm thú vị. Vì thế, hãy cố gắng học ngay cả những kiến thức nhỏ như hậu tố xưng hố “chan”, “san”, “sama”,… nhé!
Xem thêm: