Chia động từ tiếng Nhật N4

Chia động từ tiếng Nhật N4 là bài viết tổng hợp các thể trong tiếng Nhật, để nắm chắc tiếng Nhật sơ cấp, chia thể thành thạo là bắt buộc. Hy vọng qua bài viết Chia động từ tiếng Nhật N4 này Bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về các thể trong tiếng Nhật ở cấp độ N4

Chia động từ tiếng Nhật N4

A. Thể khả năng 可能形 (かのうけい).

Chia động từ sang thể khả năng:

Tham khảo: tổng hợp ngữ pháp N4

1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi  う → える (u → eru)

  • 書く (かく) → 書ける (viết)
  • 話す (はなす) → 話せる (nói, kể chuyện)
  • 会う (あう) → 会える (gặp)

2. Động từ nhóm 2: Chuyển る → られる (Đôi khi 「ら」được lược bỏ và chỉ dùng 「れる」)

  • 食べる (たべる) → 食べられる (ăn) (食べれる)
  • 見る (みる) → 見られる (nhìn, xem) (見れる)
  • 借りる (かりる) → 借りられる (vay, mượn) (借りれる)

3. Động từ nhóm 3 (Bất quy tắc):

  • する → できる
  • 来る (くる) → こられる

* Không dùng thể khả năng với 2 động từ : 分かる (わかる: hiểu) và 知る (しる: biết) vì bản thân hai động từ này đã hàm nghĩa chỉ khả năng:  分けれる、知れる

Chia động từ tiếng Nhật Phần 2

 

Tham khảo: tổng hợp ngữ pháp N4

B. Chia động từ sang thể bị động (受身:うけみ)

1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → あ + れる

Ví dụ: 話す(はなす)→ 話される、言う(いう)→ 言われる、書く(かく)→ 書かれる

2. Động từ nhóm 2: Bỏ đuôi る → られる

Ví dụ: 食べる(たべる)→ 食べられる、見る(みる)→ 見られる、教える(おしえる)→ 教えられる

3. Động từ nhóm 3 (bất quy tắc)

する → される     来る(くる)→ 来られる(こられる)→ giống với thể khả năng

Chia động từ tiếng Nhật Phần 2

C. Cách chia thể sai khiến 使役形 (しえきけい) 

1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → あ + せる

Ví dụ:

言う(いう)→ 言わせる、 話す(はなす)→ 話させる、 書く(かく)→ 書かせる

2. Động từ nhóm 2: Chuyển đuôi る → させる

Ví dụ:

食べる(たべる)→ 食べさせる、 見る(みる)→ 見させる、 起きる(おきる)→ 起きさせる

3. Động từ nhóm 3 (bất quy tắc)

する → させる、   来る(くる)→ 来させる(こさせる)

Chia động từ tiếng Nhật Phần 2

D. [~ば] là thể điều kiện (条件形: じょうけんけい)

Cách chia thể điều kiện: [~ば]

A. Đối với động từ:

1. Động từ nhóm 1Chuyển đuôi う→え + ば

  • 書く(かく)→書けば(かけば)(nếu viết…)
  • 話す(はなす)→ 話せば(はなせば)(nếu nói…)
  • 呼ぶ(よぶ)→ 呼べば(よべば)(nếu gọi…)
  • 泳ぐ(およぐ)→ 泳げば(およげば)(nếu bơi…)

2. Động từ nhóm 2: Chuyển đuôi る→ れば

  • 食べる(たべる)→ 食べれば(たべれば)(nếu ăn…)
  • 寝る(ねる)→ 寝れば(ねれば)(nếu ngủ…)
  • 覚える(おぼえる)→ 覚えれば(おぼえれば)(nếu ghi nhớ/nhớ ra…)
  • 起きる(おきる)→ 起きれば(おきれば)(nếu dậy …)

* Lưu ýĐộng từ thể khả năng, khi chia ở dạng điều kiện cũng có cách chia giống động từ nhóm 2 ở trên.

  • 読める(よめる:có thể đọc) → 読めれば(よめれば) (nếu có thể đọc…)
  • 話せる(はなせる: có thể nói) → 話せれば(はなせれば) (nếu có thể nói …)
  • 食べられる(たべられる: có thể ăn) → 食べられれば(たべられれば)(nếu có thể ăn …)
  • 来られる(これれる: có thể đến) → 来れれれば(これれれば)(nếu có thể đến …)

3. Động từ nhóm 3 (bất quy tắc):

  • する → すれば
  • 来る(くれ)→ くれば

* Những động từ kết thúc với 「する」、「くる」cũng có cách chia tương tự như trên.

  • 勉強する(べんきょうする: học) → べんきょうすれば (nếu học …)
  • 電話する(でんわする: gọi điện) → でんわすれば (nếu gọi điện…)
  • もってくる (mang đến) → もってくれば (nếu mang đến …)

4. Động từ thể phủ định: ない → なければ

Nhóm 1:

  • 書く(かく)→ 書かない(かかない)→ 書かなければ(かかなければ)(nếu không viết)
  • 話す(はなす)→ 話さない(はなさない)→話さなければ(はなさなければ)(nếu không nói)
  • ある → ない → なければ (nếu không có)

Nhóm 2:

  • 食べる(たべる)→食べない(たべない)→食べなければ(たべなければ)(nếu không ăn)
  • 見る(みる)→ 見ない(みない)→見なければ(みなければ)(nếu không nhìn/xem)

Thể khả năng:

  • 読める(よめる)→ 読めない(よめない)→ 読めなければ(よめなければ)(nếu không thể đọc)

Nhóm 3:

  • する → しない → しなければ (nếu không làm)
  • くる → こない → こなければ (nếu không đến)

B. Đối với tính từ và động từ dạng ~たいです(muốn làm…)
1. Tính từ -i:

  • Khẳng địnhBỏ い + ければ
  • Phủ địnhBỏ い + くなければ
    • 安い(やすい: rẻ) → 安ければ(やすければ: nếu rẻ) → 安くなければ(やすくなければ:nếu không rẻ)
    • 小さい(ちいさい: nhỏ) → 小さければ(ちいさければ: nếu nhỏ) → 小さくなければ(ちいさくなければ:nếu không nhỏ)
    • おもしろい (thú vị) → おもしろければ(nếu thú vị) → おもしろくなければ (nếu không thú vị)

2. Động từ dạng ~たいです

  • Khẳng định: たいです→ たければ
  • Phủ định: たくないです→ たくなければ
    • 行きたいです(いきたいです)→ 行きたければ (nếu muốn đi) → 行きたくなければ(nếu không muốn đi)
    • 食べたいです(たべたいです)→ 食べたければ(nếu muốn ăn) → 食べたくなければ (nếu không muốn ă
    • 勉強したいです(べんきょうしたいです)→ 勉強したければ(nếu muốn học) → 勉強したくなければ(nếu không muốn học)

3. Tính từ -na

  • Khẳng định: Bỏ な+ であれば/なら(ば)
  • Phủ định: Bỏ な + でなければ/じゃなければ
    • 暇(ひま: rảnh) → 暇であれば/ 暇ならば(nếu rảnh) →暇でなければ/ 暇じゃなければ(nếu không rảnh)
    • 好き(すき: thích) → 好きであれば/ 好きならば(nếu thích) → 好きでなければ/ 好きじゃなければ(nếu không thích)

C. Đối với danh từ: Cách chia giống với tính từ -na

  • Khẳng định: [Danh từ] + であれば/なら(ば)
  • Phủ định: [Danh từ] + でなければ/じゃなければ
    • いい天気 (いいてんき: trời đẹp) → いい天気であれば/いい天気ならば(nếu trời đẹp) → いい天気でなければ/いい天気じゃなければ(nếu trời Chia động từ tiếng Nhật Phần 2 đẹp)

D. Đối với trợ từ: Cách chia cũng giống danh từ và tính từ -na

  • 7時から (しちじから) → 7時からであれば/7時からならば (nếu là từ 7 giờ) → 7時からでなければ/7時からじゃなければ (nếu không phải từ 7

E. Thể mệnh lệnh 命令形 (めいれいけい) 

Thể mệnh lệnhđược dùng để ra lệnh, sai khiến

Cách chia thể mệnh lệnh:

Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → え

  • 言う(いう)→ 言え (nói mau/ nói đi)
  • 話す(はなす)→ 話せ (nói mau/ nói đi)
  • 書く(かく)→ 書け (viết đi/ viết mau)
  • 頑張る(がんばる)→ 頑張れ(cố lên)

Động từ nhóm 2: Chuyển đuôi る → ろ

  • 食べる(たべる)→ 食べろ (ăn đi/ ăn mau)
  • 見る(みる)→ 見ろ (nhìn đi)
  • 起きる(おきる)→ 起きろ(dậy mau)
  • Động từ nhóm 3:
    する → しろ (làm đi, làm mau)
    来る(くる)→ 来い(こい)(lại đây)

Thể mệnh lệnh phủ định

  • [Động từ thể từ điển (辞書形)] + な: Không được/ Cấm làm gì

Dạng phủ định của thể mệnh lệnh hay dùng trên các biển báo, đặc biệt ở những chỗ nguy hiểm.

  • 食べるな: Cấm ăn
  • 言うな: Cấm nói
  • 走るな(はしるな): Cấm chạy
  • 入るな(はいるな): Cấm vào

Mẫu câu 「~なさい」: [Động từ thể ます (bỏ ます)] + なさい

Mẫu câu này thể hiện lời đề nghị, yêu cầu (có kèm sắc thái ra lệnh), thường được sử dụng khi bố mẹ nói với con cái, thầy cô nói với học sinh, người lớn nói với trẻ con (khi muốn nhắc nhở). Ngoài những trường hợp này, thì chúng ta dùng thể 「~てください」khi muốn đưa ra yêu cầu, đề nghị lịch sự.

  • 野菜(やさい)を食べなさい。 Ăn rau đi con.

Chia động từ tiếng Nhật Phần 2

F. Động từ thể cấm đoán (禁止形(きんしけい))

Thể cấm đoán: Vる + な

行きます => 行く な

つくります => つくる な

のみます => のむ な

まちます => まつ な

借ります => 借りる な

ねます => ねる な

します => する な

きます => くる な

けっこんします=> けっこんする な

Tham khảo: Sách ngữ pháp Minna no Nihongo

G. Động từ thể ý chí, trong tiếng Nhật gọi là 意思形 (いしけい)

Cách chia động từ thể ý chí:

1. Động từ nhóm 1Chuyển đuôi う → おう

Ví dụ:

買う(かう)→ 買おう (かおう)(mua thôi) (Dạng lịch sự: 買いましょう)

待つ(まつ)→ 待とう(まとう)(đợi thôi) (Dạng lịch sự: 待ちましょう)

書く(かく)→ 書こう(かこう)(viết thôi) (Dạng lịch sự: 書きましょう)

作る(つくる)→ 作ろう(つくろう)(làm thôi/nấu ăn thôi) (Dạng lịch sự: 作りましょう)

2. Động từ nhóm 2: Chuyển đuổi る→よう

Ví dụ:

食べる(たべる)→ 食べよう(たべよう)(ăn thôi) (Dạng lịch sự: 食べましょう)

見る(みる)→ 見よう(みよう)(xem thôi) (Dạng lịch sự: 見ましょう)

起きる(おきる)→ 起きよう(おきよう)(dậy thôi) (Dạng lịch sự: 起きましょう)

3. Động từ nhóm 3 (Bất quy tắc):

する → しよう (Dạng lịch sự: しましょう)

来る(くる)→ 来よう(こよう)(Dạng lịch sự: 来ましょう)

Chia động từ tiếng Nhật Phần 2

Tham khảo: ngữ pháp N5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook