Giờ Nhật Bản chênh lệch mấy tiếng so với Việt Nam?

Cụm từ Giờ Thế Giới (GMT) chắc hẳn rất quen thuộc với phần lớn chúng ta, nhưng bạn đã nghe đến cụm từ “Giờ Nhật Bản” chưa? Bạn đã biết Việt Nam và Nhật Bản chênh nhau mấy tiếng chưa? Nếu chưa, chúng tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn những thông tin cần thiết để bạn có thể nắm được ngay lập tức.

Hơn nữa, đối với những ai yêu du lịch, hoặc có nhu cầu du học, đi làm ở những khu vực có sự chênh lệch múi giờ cao so với Việt Nam, chắc hẳn bạn sẽ cần đến những tip để phòng tránh hiện tượng jet-lag (còn gọi là hiện tượng chênh lệch múi giờ). Vậy thì, bắt đầu thôi nào!

gio nhat ban chenh lech may tieng voi Viet Nam

>kiến thức tiếng Nhật

Thế nào là Giờ Nhật Bản?

Giờ Nhật Bản (tiếng Anh: Japan Standard Time, viết tắt: JST) là giờ tiêu chuẩn ở Nhật Bản và nhanh hơn Giờ Thế Giới (GMT) 9 tiếng. Vì vậy, sự chênh lệch giữa múi giờ Nhật Bản so với Giờ Thế Giới được kí hiệu là GMT+9 (hoặc UTC+9). Giờ Nhật Bản còn được gọi là Giờ chuẩn Nhật Bản.

Giờ mùa hè ở Nhật Bản

gio mua he

Giờ mùa hè (Summer time) còn gọi là Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian (thường là 1 giờ) so với giờ tiêu chuẩn (Theo Wikipedia). Chúng ta có thể hiểu đơn giản là, quy ước này được áp dụng cho các quốc gia mà ở đó vào mùa hè, ban ngày bắt đầu sớm hơn so với mùa đông. Nhờ việc dậy sớm làm việc và ngủ sớm vào ban đêm thông qua việc điều chỉnh đồng hồ, năng lượng chiếu sáng cho ban ngày và sưởi ấm vào ban đêm sẽ được tiết kiệm đáng kể.

Ở Nhật Bản không có Giờ mùa hè. Chính vì thế, khi sang Nhật vào mùa hè, thay vì lo lắng về việc chỉnh sớm đồng hồ, bạn có thể tận hưởng một mùa hè như ở Việt Nam.

Giờ Nhật Bản so với Việt Nam

Việt Nam nằm ở múi giờ GMT+7, có nghĩa là thời gian ở nước ta nhanh hơn 7 tiếng so với Giờ Thế Giới. Từ đó, ta có thể suy ra rằng mức chênh lệch thời gian giữa Giờ Việt Nam và Giờ Nhật Bản là 2 tiếng.

Giả sử, hiện tại ở Việt Nam là 17 giờ chiều, thì Nhật Bản đang là 19 giờ tối cùng ngày.

Đối với những người lựa chọn Nhật Bản là địa điểm để du lịch và đối với những bạn học sinh, sinh viên chọn Nhật Bản để đi du học, thì việc tìm hiểu về sự chênh lệch múi giờ rất cần thiết. Vì nếu thay đổi múi giờ đột ngột, cơ thể chúng ta sẽ chưa kịp thích nghi với môi trường mới, từ đó dẫn đến hiện tượng jet-lag.

Tuy nhiên, Việt Nam và Nhật Bản chỉ chênh nhau 2 tiếng, nên hiện tượng jet-lag này lại có phần nhẹ nhàng đối với những người đi lại giữa hai quốc gia. Vì vậy, nếu bạn chọn Nhật Bản là địa điểm để du lịch hoặc du học thì hãy yên tâm là “đồng hồ sinh học” của bạn sẽ thích nghi rất nhanh với Nhật Bản. Do đó, bạn có thể hưởng thụ quá trình du lịch cũng như du học của mình một cách hoàn hảo hơn.

>>du học Nhật Bản

Cách phòng tránh hiện tượng jet-lag

cach phong tranh jet-lag

Hiện tượng jet-lag được cho là có nhiều khả năng xảy ra khi di chuyển nhanh đến các khu vực có thời gian chênh lệch từ 5 tiếng trở lên. Vì thế, ai có nhu cầu bay từ Việt Nam sang Nhật Bản và ngược lại có thể thở phào nhẹ nhõm vì nhiều khả năng jet-lag sẽ không tìm đến mình.

Dù vậy, người ta hay nói “phòng còn hơn tránh”. Tuy biết Việt Nam và Nhật Bản chỉ chênh lệch nhau 2 tiếng không quá đáng kể, nhưng không nên vì điều đó mà chủ quan, bởi đôi khi cơ thể bạn không khỏe mạnh như bạn tưởng.

Vậy thì, làm thế nào để phòng tránh jet-lag khi di chuyển giữa những quốc gia chênh lệch múi giờ đây? Đầu tiên, chúng ta phải hiểu hiện tượng jet-lag là gì trước đã.

1. Hiện tượng jet-lag (chênh lệch múi giờ)

Khi du lịch nước ngoài, nhất là sau khi đến các địa điểm du lịch hoặc sau khi trở về nước, cơ thể chúng ta xảy ra vài tình trạng như: không thể ngủ vào ban đêm; mơ hồ, không thể tập trung vào buổi sáng; cơ thể uể oải; chán ăn; cáu kỉnh;…Đó chính là những triệu chứng của jet- lag. 

Lí do là, các cơ quan trong cơ thể con người hoạt động theo một nhịp điệu nhất định, đều đặn và liên tục từ ngày này sang ngày khác, chính việc di chuyển bằng máy bay qua lại giữa các khu vực chênh lệch múi giờ đã làm rối loạn nhịp điệu vốn có này và gây ra những thay đổi khó chịu đối với cơ thể. Hơn hết, trong một thời gian ngắn, chênh lệch múi giờ càng nhiều thì jet-lag càng nghiêm trọng.

2. Cách phòng tránh

  • Trước khi khởi hành: hãy thay đổi thời gian sinh hoạt của bạn khoảng 1 tuần trước khi đến đất nước, địa phương hoặc khu vực đó. Ví dụ như cố ngủ sớm hơn thường ngày, sao cho khớp với giờ sinh hoạt ở nơi bạn muốn đến.
  • Trên máy bay:

+ Không nên uống cà phê hay rượu bia:  Cà phê giúp bạn tỉnh táo, tuy nhiên sẽ gây khó ngủ trên chuyến bay, đặc biệt là sau một chuyến bay đường dài, nếu không nghỉ ngơi hợp lí, bạn sẽ mất nhiều hơn được.

+ Hoạt động theo giờ địa phương:  Bạn nên đặt đồng hồ hoặc điện thoại thông minh theo giờ của địa phương mình đến và hoạt động đúng theo giờ giấc đó. Ví dụ, nếu Việt Nam đang là ban ngày, còn giờ địa phương là nửa đêm thì hãy cố ngủ nhiều nhất có thể. Nếu bạn ăn các bữa ăn trên máy bay khi chúng được phục vụ thì bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh nhịp điệu của mình theo giờ của địa phương hơn.

+ Sử dụng phụ kiện hỗ trợ giấc ngủ: Ví dụ miếng bịt mắt (sleep mask) hoặc nút bịt tai khi ngủ. Nhiều người dù rất cố nhưng vẫn khó để ngủ theo giờ địa phương hay khu vực nơi mình đến. Vì vậy, miếng bịt mắt hay nút bịt tai là một lựa chọn không tồi để hạn chế ánh sáng hoặc những kích thích khác từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, việc nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại cũng khiến bạn khó ngủ, bởi những bức xạ từ điện thoại phát ra.

  • Khi đã đến nơi, hoặc khi mới trở về nước:

+ Tắm nắng: ánh sáng mặt trời có thể giúp bạn thiết lập lại đồng hồ sinh học của mình. Vào ngày đầu tiên của chuyến đi cũng như ngày đầu tiên khi trở về, hãy tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể, nhưng cũng phải vừa phải thôi, kẻo bị cháy nắng.

+ Hoạt động theo giờ địa phương: Nếu bạn đến vào buổi sáng, đừng đi ngủ ngay, vì nếu vậy bạn sẽ khó ngủ vào buổi tối, do đó jet-lag sẽ cứ thế mà kéo dài. Còn nếu đến vào ban đêm, hãy cố ngủ ngay khi đã đến khách sạn, dù lúc đó bạn không quá buồn ngủ.

Hi vọng rằng những thông tin bên trên có thể giúp ích cho bạn ít nhiều. Qua đó, bạn có thể hiểu hơn về Giờ Nhật Bản nói riêng và các vấn đề xoay xung quanh nói chung. Rất cảm ơn bạn vì đã đọc đến cuối bài viết.

Xem thêm: ngày giờ nhật bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook