Luyện nghe tiếng Nhật – Tiếng Nhật Daruma

Luyện nghe tiếng Nhật có lẽ là một vấn đề mà hơn 90 % người học tiếng Nhật quan tâm, vì môi trường học ở Việt Nam ít có cơ hội nghe nên dù đã học đến trình độ cao như N3, N2 rồi mà vẫn chưa nghe được.Câu hỏi mà nhiều người tự hỏi hoặc tìm câu trả lời nhiều nhất là: làm sao để luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả?

Ở Việt Nam, hiện nay người học tiếng Nhật đa phần tập trung luyện thi JLPT, nhưng khi luyện thi JLPT thì lại chỉ quan tâm đến hán tự, từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu mà không quan tâm nghe hiểu. Lý do là những phần này học ít tốn thời gian hơn. Nhiều Bạn học đến N3 và N2 rồi mới thấy sao mà nghe quá khó.

Câu trả lời đơn giản là Bạn đã luyện nghe quá ít, mất sụ cân bằng giữa các môn. Luyện từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu… có thể nhanh chứ luyện nghe phải tính bằng năm, Nếu Bạn đọc được bài viết này thì Bạn nên luyện tập nghe bài bản ngay từ đầu sẽ có lợi hơn về sau. Còn Bạn nào đã học đến N3 hoặc N2 rồi thì cũng nên luyện tập nghe cho bài bản để có thể ứng dụng trong cuộc sống và công việc chứ không phải chỉ thi cử không thôi.

Bài viết này tiếng Nhật Daruma xin được chia sẻ về chủ đề luyện nghe tiếng Nhật sao cho hiệu quả cho người học tiếng Nhật có thể tham khảo.

Xem thêm: phương pháp luyện nói tiếng nhật

Luyện nghe tiếng Nhật thế nào cho đúng?

Luyện nghe tiếng Nhật
Luyện nghe tiếng Nhật

Kết hợp song song hai cách nghe như sau:

Nghe hiểu có hai kiểu luyện tập: nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là nghe hiểu hết ý nghĩa của câu và phân tích kỹ câu đó. Nghe bị động hay nghe vô thức (giống trẻ em) là bạn chỉ nghe cho quen âm thanh, đoán nghĩa được bao nhiêu thì đoán mà không tìm hiểu kỹ từng từ. Bạn có thể mở máy lên vừa nghe vừa ngủ hoặc làm gì đó cũng được

Mục đích của nghe bị động – vô thức là để bạn quen với nhịp điệu, tốc độ, cách nhấn nhá trong tiếng Nhật. Nhiều Bạn nghĩ rằng nghe vô thức không có ý nghĩa lắm nên không chủ tâm luyện tập, thực ra nghe vô thức rất quan trọng trong quá trình giúp Bạn hiểu được ngôn ngữ.

Bạn hãy nghĩ về trường hợp của mấy bé sơ sinh, chúng nghe bố mẹ nói chuyện từ 1-3 năm để bắt đầu nghe và luyện tập nói. Tuy nhiên chúng ta không có thời gian nhiều như trẻ sơ sinh nên Bạn hãy kết hợp nghe chủ động vào nữa để đạt hiệu quả cao hơn.

Với 2 cách nghe này, bạn có thể dành một lượng thời gian nhất định trong ngày để nghe có chủ đích. Và tranh thủ những lúc “thời gian chết” – tức lúc bạn nấu cơm, giặt đồ, đi tắm, chờ Grab tới đón… để nghe vô thức. Hai cách này đều bổ trợ cho nhau trong quá trình bạn cày lên level nghe hiểu của mình. Hãy down các file mp3 trong sách tiếng Nhật vào điện thoại để có thể tranh thủ nghe khi cần nhé.

Liên tục mỗi ngày không đứt quảng

Người ta thường nói rằng, văn ôn võ phải luyện, học ngoại ngữ còn hơn cả học văn. Để nhơ và sử dụng thành thạo Bạn phải luyện tập mỗi ngày. Mỗi ngày Bạn nên kết hợp khoảng 30-60 phút nghe chủ động và 1-2h nghe vô thức và học lại từ vựng đã nghe được. Nếu Bạn tập thường xuyên thì trong vòng 1 năm trình độ nghe hiểu của Bạn sẽ tăng nhanh lắm đó.

Não bộ con người chỉ nhớ được một thứ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau một ngày thì lượng kiến thức bạn nhớ được đã giảm xuống nhiều. Hãy học mỗi ngày để bắt trí não bạn ghim những gì đã học thật chắc chắn vào vỏ não. Sau này, bạn sẽ không phải ôn lại mỗi ngày nữa mà chỉ cần ôn theo tuần, theo tháng.

Xem thêm: Sách luyện nghe

Bắt đầu ngay từ tiếng Nhật cơ bản

Như đã nói ở trên, nhiều người học tiếng Nhật không chú tâm luyện tập nghe hiểu vì nghĩ rằng nó khó, mất thời gian và nhàm chán. Đôi khi không có ai cho mình động lực. Nhưng Bạn hãy nhớ rằng, nghe hiểu phải luyện theo năm mới có thể giỏi được. Nhiều học viên khi học lên đến N3 mới thấy nghe khó, sau đó quay về luyện tập thì đã khá muộn. Nhưng muộn còn hơn không luyện tập, nếu Bạn để đó mà không luyện tập thì lên đến N2 còn gặp có khăn hơn nữa, vì tốc độ nói của N2 rất nhanh.

Vì vậy để có nền tảng vững chắc cho sau này, Bạn nên học nghe ngay từ đầu ở sơ cấp. Từ N5 đến N3 cũng mất hết 1 năm, Bạn nghe khoảng 1 năm là đã phát triển đều hết kỹ năng rồi đó.

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm tốt để bạn luyện tiếng Nhật giao tiếp. Học tới N2, mình nhận thấy N5, N4 và N3 chính là giai đoạn có cơ hội được luyện tiếng Nhật giao tiếp nhiều nhất và tốt nhất. Trong thực tế, giao tiếp tốt N3 cũng giúp bạn có thể trò chuyện và hiểu được tiếng Nhật trong cuộc sống hàng ngày rồi. Khi học N2, N1 bạn sẽ phải học một lượng kiến thức từ vựng chữ Hán nhiều gấp bội. Thêm vào đó là luyện đọc những bài văn dài ngoằng. Bạn sẽ rất thiếu thời gian luyện nghe hay nói. Nếu Bạn có nền tảng nghe hiểu và luyện nói rồi thì lên đến N2,N1 chỉ cần ôn tập thêm từ vựng, ngữ pháp là có thể ứng dụng vào nói ngay rồi đó.

Luyện nghe tiếng Nhật song song với luyện nói

Đừng bao giờ tách rời các kĩ năng khi học ngoại ngữ.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “nghe nói đọc viết” chứ không phải “nghe đọc nói viết”. Vì thứ tự học ngoại ngữ nên bắt đầu với nghe, giống trẻ em học vậy. Môn nghe có thể xem là dễ nhất, rồi cứ theo thứ tự mà tính tới.. Bạn đọc nhiều thì bạn sẽ bắt chước được cách viết. Bạn nghe nhiều thì bạn bắt chước được cách nói. Và nói nhiều sẽ giúp bạn nhớ được câu nào nói trong hoàn cảnh gì, hiểu được câu nói theo ngữ cảnh. Ví dụ khi ngập ngừng sau câu だって là ý sắp muốn nói gì. Hay những cụm từ được nói với tốc độ tên lửa gặp nhiều mà nghe không ra thường là những cụm gì…

Điều này giúp bạn tạo ra phản xạ tiếng Nhật hiểu ngay khi nghe từ được nói ra, mà không mất thời gian “dịch” trong đầu từ Nhật sang Việt. Khi lên tới các level tiếng Nhật cao, tốc độ nói của băng rất nhanh. Bạn sẽ không thể vừa nghe vừa ngẫm xem câu vừa rồi nghĩa là gì. Như thế, khi não bạn dịch xong câu 1 thì băng đã chạy đến câu 5, 6. Và tới đây thì bạn để lỡ mất kha khá nội dung cuộc hội thoại và… chả hiểu gì nữa.

Học song song nghe nói tiếng Nhật thế nào cho chuẩn?

Khi ở cấp độ sơ cấp, Bạn nên nghe băng trước 2 đến 3 lần đánh đáp án, Sau đó kiểm tra lại đáp án xem có chính xác hay không. Thường thì ở giai đoạn nghe đánh đáp án, Bạn chỉ cần nghe khoảng 50% là có thể đánh được đáp án rồi. Nhưng nếu muốn giỏi hơn thì Bạn nên làm như sau:

  1. Nghe đánh đáp án, kiểm tra lại đáp án
  2. Xem lại một số từ vựng chưa biết và học sơ qua
  3. Nghe lại một lần nữa, cố gắng hiểu hết 100% ý nghĩa
  4. Cố gắng đọc theo 1-2 đoạn văn để luyện tốc độ nói

Một số bài hội thoại trong sách Minna, Bạn nên nghe và lặp lại thường xuyên hơn

Tài liệu luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp

  • Minna no Nihongo – luyện nghe/nói kĩ phần ví dụ của ngữ pháp, phần renshuu C, renshuu D, kaiwa
  • Choukai Tasuku tập 1 và tập 2 (nếu nghe hết 2 tập này thì luyện thi JLPT N4 phần nghe hiểu không còn quá khó khăn)
  • Mainichi Kikitori 50 bài sơ cấp gồm vol 1 và vol 2
  • NHK Easy Japanese – List gồm 48 bài hội thoại tiếng Nhật đơn giản dùng hàng ngày kèm dạy cả ngữ pháp, các từ tượng thanh trong tiếng Nhật. Bạn nào không biết tiếng Anh thì xem bản tiếng Việt ở đây nhé.

Học nghe kết hợp nói với phương pháp shadowing

Luyện nghe tiếng Nhật

Đây là phương pháp luyện nghe kết hợp luyện nói được nhiều người học ngoại ngữ sử dụng không chỉ học tiếng Nhật. Phương pháp này đơn giản là bắt chước, lặp lại những gì máy nói với tốc độ của máy. Lặp lại nhiều lần cho nhớ luôn ý nghĩa, thuần thục ngữ điệu, và phát âm tự nhiên. Sau đó Bạn có thể thâu âm lại để kiểm tra xem bản thân mình nói tốt chưa và cố gắng cải thiện.

Ngoài học shadowing theo giáo trình trên, bạn có thể vừa xem phim, anime, nghe radio hay thời sự tiếng Nhật để “nhại” theo cách nói chuyện của người Nhật. Chăm chỉ “nhai lại” như vậy, tai bạn sẽ nhạy hơn rất nhiều với tiếng Nhật đấy. Bí kíp tự học giao tiếp tiếng Nhật cũng chỉ đơn giản như vậy mà thôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook