Mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật

Mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật nằm trong bài 22 sách Minna no nihongo (sach tiếng Nhật sơ cấp 1). Đây là bài mà nhiều học viên khi học tiếng Nhật thường gặp khó khăn, khi áp dụng cũng rất khó ở giai đoạn đầu. Cần luyện tập nhiều mới có thể sử dựng thành thạo. Mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật rất quan trọng cần phải nắm chắc, nếu không  khi học lên N4, N3 sẽ gặp khó khăn khi đọc hiểu và nghe hiểu.

Để có thể nắm chắc mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật chúng ta cần phải tìm hiểu bổ nghĩa là gì?

  • Mệnh đề có thể hiểu như một câu đơn (câu đơn là câu tối thiểu có một Động từ)
  • Bổ nghĩa là làm rõ ý nghĩa của Danh từ, nói cho chúng ta biết Danh từ đó là danh từ như thế nào? ví dụ nói về cái bàn, trên đời này có nhiều cái bàn, nhưng khi nói rằng cái bàn tôi mua hôm qua , chúng ta sẽ mường tượng được cái bàn đó. Bổ nghĩa nếu học ở bài 8 của Minna hoặc bài 12 Minna chúng ta sẽ dùng tính từ để bổ nghĩa. Đến bài 20 chúng ta học đến thể thường. Bạn phải nắm rất chắc thể thường trong tiếng Nhật mới học tốt được.

Xem thêm: thể thông thường trong tiếng Nhật

Vì sao cần phải bổ nghĩa, về cơ bản chúng ta có thể nói câu đơn, tuy nhiên nếu nói câu đơn thì câu sẽ dài ra, người nghe sẽ chán vì lặp lại từ và động từ quá nhiều lần. Cảm giác nói giống mấy đứa trẻ đang ghép từ lại với nhau cho nên chúng ta mới ráp hai câu đơn lại với nhau.

Ví dụ: 

  1. これは写真です.: Đây là tấm ảnh.
  2. 妹は撮りました: Chị tôi đã chụp

Khi được nối 2 câu đơn bằng mệnh đề quan hệ

—>これは 妹が撮った写真です Đây là bức ảnh anh tôi đã chụp.

Ở đây 妹が撮った là mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ 写真

Lưu ý trong câu có 2 động từ nhưng động từ 撮った bổ ngữ cho 写真 nên nó không phải là động từ chính. Chúng ta sẽ dịch theo thứ tự

Chủ Ngữ – Động Từです(thì, là, ở) – Danh từ (Ảnh) – sau đó là phần bổ ngữ ( Chủ ngữ (Chị) + Động Từ(chụp))

Mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật
Mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật

Mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật

Bổ nghĩa cho danh từ bằng mệnh đề phụ

京都へ 行く人: Người đi Kyoto.

京都へ 行かない人: Người không đi Kyoto.

京都へ 行った人: Người đã đi Kyoto.

京都へ 行かなかった人: Người đã không đi Kyoto.

背が高くて、髪が黒い人: Người cao, tóc đen.

新設で、きれいな人: Người tốt bụng và đẹp trai.

Tham  khảo: lớp N4 cấp tốc

Dưới đây là những câu đơn, chưa có bổ ngữ, bây giờ chúng ta hay trích ra một Danh Từ và tạo bổ ngữ cho Danh từ đó (mục đích là làm rõ Danh Từ đó, để tạo thành một câu có nhiều thông tin hơn, nếu Bạn để câu đó và nói, Bạn sẽ phải cần đến 2-3 câu liên tục, người nghe sẽ nghĩ rằng Bạn là trẻ lên ba đó)

Sau khi đã bổ ngữ đó không còn là một câu nữa mà gọi là Danh từ . Hãy xem các ví dụ dưới đây

わたしは 先週 映画を 見ました: Tôi đã xem một bộ phim tuần trước.

-->Chuyển đổi thành cụm Danh Từ: わたしが 先週 見た 映画: Bộ phim mà tôi đã xem tuần trước. (bộ phim là danh từ chính)Danh từ này có thể đóng vai trò làm Chủ Ngữ hoặc Tân ngữ.

ワンさんは 病院で 働いて います: Anh Wan làm việc ở bệnh viện.

-->Chuyển đổi thành cụm Danh Từ ワンさんが 働いて いる 病院: Bệnh viện mà anh Wang làm việc.

わたしは あした 友達に 会います: Ngày mai tôi sẽ gặp một người bạn.

-->Chuyển đổi thành cụm Danh Từ わたしが あした 会う 友達: Người bạn mà ngày mai tôi sẽ gặp.

Xem thêm: soumatome n3

Phần danh từ được bổ nghĩa được dùngvới nhiều chức năng khác nhau. Hãy xét các ví dụ dưới đây

1.これは ミラーさんが 住んで いた うちです: Đây là ngôi nhà mà anh Miller đã ở. (ngôi nhà là Danh từ được dùng như tân ngữ chính)

Ở câu này chúng ta dịch theo thứ tự sau: Chủ ngữ là これ – Động từ chính là です (Hãy nhớ rằng một câu có một động từ chính thôi nhé) – Danh từ là うち

Giờ thì hãy dịch đến phần bổ ngữ chúng ta cũng tuân theo thứ tự (Chủ ngữ [Anh Miller] + Động từ[ sống] + Tân ngữ[ câu này không có tân ngữ])

2.ミラーさんが 住んで いた うちは 古いです: Ngôi nhà mà anh Miller đã ở thì cũ. ( Ngôi nhà là Danh từ được dùng làm Chủ ngữ chính)

Ở câu này chúng ta dịch theo thứ tự sau: Chủ ngữ là (ngôi nhà) được bổ ngữ bởi mệnh đề ( Anh Miller đã ở) sau đó đến  – Động từ chính là です (Hãy nhớ rằng một câu có một động từ chính thôi nhé) – và Tính từ (phần này phức tạp mình không phân tích sâu)

 

3.ミラーさんが 住んで いた うちを 買いました: Tôi đã mua ngôi nhà mà anh Miller đã ở. (Ngôi nhà được dùng như tân ngữ chính)

わたしは ミラーさんが 住んで いた うちが 好きです: Tôi thích ngôi nhà mà anh Miller đã ở.

Ở câu này chúng ta dịch theo thứ tự sau: Chủ ngữ là Tôi – Động từ chính là 買った (Hãy nhớ rằng một câu có một động từ chính thôi nhé) – Tân ngữ chính là  うち。

Giờ thì hãy dịch đến phần bổ ngữ chúng ta cũng tuân theo thứ tự (Chủ ngữ [Anh Miller] + Động từ[ sống] + Tân ngữ[ câu này không có tân ngữ])

 

Tham khảo: sách tiếng Nhật luyện N5

Hy vọng bài viết mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật giúp Bạn hiểu phần nào bổ ngữ. Nếu chưa hiểu thì cứ để lại bình luận bên dưới mình sẽ giải thích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook