Phân biệt ngữ pháp のに và にもかかわらず
Phân biệt ngữ pháp のに và にもかかわらず
MẪU NGỮ PHÁP GIỐNG NHAU – Phân biệt ngữ pháp noni và nimokakawarazu
のに diễn tả sự tương phản (hai mệnh đề diễn tả sự thật), vế sau diễn tả sự bất mãn (không tốt)
1時間の待ったのに、彼女は来なかった。
くせに diễn tả sự tương phản (cách dùng cơ bản là giống với のに) . Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt như sau
- Mệnh đề 1 diễn tả sự thật, mệnh đề 2 chỉ trích hoặc diễu cợt sẽ thiên về くせに
VD:彼は男のくせに、犬が怖いです。
- Chủ ngữ trong hai mệnh đề phải giống nhau (のに2 chủ ngữ của hai mệnh đề khác nhau cũng được)
- Dùng để nói về ngôi thứ 2 ,3 không dùng cho bản thân
にもかかわらず: diễn tả sự tương phản (cách dùng giống với のに) tuy nhiên mẫu này dùng trong văn phong trang trọng. Ngoài ra にもかかわらずkhông dùng được ở cuối câu のに có thể dùng được ở cuối câu.
勉強したにもかかわらず、点数は悪かった。(có thể thay bằng のに)
もっと勉強したら、合格できたのに、(không thay được bằng にもかかわらず)
Tham khảo: Sách tiếng Nhật – Luyện thi N2
ものの: diễn tả sự tương phản (TUY…NHƯNG) . Người nói chấp nhận mệnh đề 1 là sự thật, mệnh đề 2 diễn tả kết quả, trạng thái không dẫn đến từ sự thật đó. VẾ SAU KHÔNG DIỄN ĐẠT SỰ BẤT MÃN
この会社の入社試験は筆記は簡単なものの、面接が難しいらしい
ながら(も): Tuy là A nhưng lại B. Diễn tả ý nghĩa thông thường nếu là A(MĐ 1) thì chắc chắn không thể nào là B (MĐ2) VẬY MÀ LẠI LÀ B (mới đau)
あの人はこのことをしっていながら、私に何も教えてくれなかった。
Người đó tuy là biết mà lại không chỉ cho tôi (theo suy đoán anh ta or cô ta không thể nào không chỉ cho mình nhưng ngược lại)
子供ながら、なかなかよく考えている。
Suy đoán thông thường đứa trẻ sẽ không suy nghĩ kỹ càng nhưng ngược lại.
つつ(も)tuy biết là như vậy nhưng hành động khác với suy nghĩ trong lòng. Đa phần dùng với những động từ liên quan đến hoạt động ngôn ngữ hoặc nội tâm (suy nghĩ, biết, nói, nhận ra, tin tưởng…)
VD:友人の言葉を信じつつも、疑いの気持ちも消えなかった。
彼は金を返さない人間だと知りつつ、また金を貸してしまった。
Tham khảo: Khóa luyện thi N2