Phân biệt らしい っぽい みたい よう [rashii ppoi mitai you] có lẽ là những điểm ngữ pháp gây nhức đầu với nhiều Bạn đang học trung cấp. Vì những ngữ pháp này trong tiếng Việt chỉ có nghĩa “giống như”. Nếu Bạn đang gặp rắc rối về việc dùng thế nào giữa các ngữ pháp trên thì hãy đọc bài viết Phân biệt らしい っぽい みたい よう dưới đây nhé
Muốn phân biệt được từng điểm ngữ pháp trên chúng ta cần học ý nghĩa của từng mẫu một cách chắc chắn, và học thêm 1 đến 2 ví dụ cho từng mẫu. Khi đó chúng ta mới có thể hiểu và dùng đúng được.
Mục lục
Phân biệt らしい っぽい みたい よう [rashii ppoi mitai you]
らしい – Phân biệt らしい っぽい みたい よう
Ý nghĩa: Đúng chất hoặc giống như
Công thức: Nらしい
Cách dùng: Miêu tả đúng bản chất, phù hợp với bản chất, tính chất thực sự (cần có) của người, sự vật đó.
Ví dụ:
・あの子は子供らしい。
Đứa trẻ đó đúng là trẻ con. (thật sự hồn nhiên, ngây thơ đúng với bản chất của một đứa bé)
・本当に子供らしい絵だね。
Quả đúng là tranh của trẻ con nhỉ.
(Tranh do đứa trẻ vẽ, nên có thể không đẹp nhưng nhìn tươi vui, hồn nhiên chẳng hạn)
・男らしい = Nam tính (Dùng đánh giá, khen tặng. Đôi khi có thể dùng cho nữ, khi đó mang nghĩa tích cực chứ không chê bai)
Ví dụ: 彼は男らしい人ですね。
Anh ta thật là nam tính, nhỉ?
・女らしい = Nữ tính (Đánh giá một người phụ nữ, mang nghĩa tích cực. Không dùng đánh giá người nam)
・女らしい仕草= Cử chỉ rất nữ tính (Chỉ dùng cho nữ, mang nghĩa tích cực)
Vd2: Thấy Maggie thất tình, buồn rầu ủ rủ, một người bạn thân nói với cô ấy:
・マギーらしくないよ。元気出して!
Không giống Maggie (thường ngày) chút nào! Mạnh mẽ lên chứ/Vui lên đi!
・自分らしく生きなさい!
Cậu hãy sống đúng với bản chất của mình đi! (Ví dụ đưa ra lời khuyên cho một người bạn)
=> 自分らしく生きたい
Tôi muốn được là chính mình ( Tôi muốn sống đúng bản chất của mình)
・そんなことを言うなんてあの人らしくない。
(Tôi thật ngạc nhiên vì) Anh ta không phải là kiểu người mà sẽ nói những điều như thế.
Tham khảo thêm: Phân biệt まま và っぱなし
っぽい– Phân biệt らしい っぽい みたい よう
Công thức:
– Diễn tả một người, một sự việc có tính chất, có cảm giác như là như vậy (Mặc dù hai sự việc là khác nhau)
– Có thể đi với danh từ, tính từ.
Ví dụ:
・彼は子供っぽい。
Cậu ta cứ như con nít vậy/ Cậu ta thật trẻ con.
(Mặc dù cậu ta là người lớn, nhưng hành xử như trẻ con).
・彼女は男っぽい。
Cô ấy cứ như con trai vậy/cứ như đàn ông vậy.
(Mặc dù là con gái nhưng cách nói chuyện, cách hành xử như con trai)
・ナムさんは女っぽい。
Nam cứ như con gái vậy.
(Mặc dù là con trai, nhưng cách nói năng điệu đà, đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi cứ như con gái…)
MỞ RỘNG HƠN:
– Khi đi với tính từ, sẽ biểu thị trạng thái, tính chất gần với điều đó, có cảm giác là điều đó.
安い→安っぽい= Trông có vẻ rẻ, trông rẻ tiền.
・見た目は安っぽいかばんだね。
Nhìn bề ngoài trông cái cặp (có vẻ) rẻ tiền nhỉ.
・赤っぽい= Có cảm giác là màu đỏ = Màu đo đỏ
彼女が持っているのは赤っぽいかばんだった。
Caí cặp mà cô ấy mang theo là cái có màu đo đỏ.
Tương tự:
青い → 青っぽい = xanh xanh
黄色っぽい= Vàng vàng
Tham khảo: sách phân biệt ngữ pháp tiếng Nhật
のようだ – みたい- Phân biệt らしい っぽい みたい よう
– Dựa trên ngũ quan (tay, mắt, mũi, miệng, tai) và kinh nghiệm để đưa ra nhận xét, phán đoán.
・彼は日本人のようだ。
Anh ta có vẻ là người Nhật (Mặc dù có thể đúng hoặc không)
・あの人は男のようだ。
Người đó có vẻ là nam (Ví dụ nhìn phía sau lưng từ xa, thấy tóc ngắn, đưa ra nhận xét)
Trong khi đó, 「みたい」 thì thường diễn tả hành động, cách hành xử cứ thể như là, mang tính chất giống như thế (thực tế thì không phải). Dùng trong văn nói. Thường mang nghĩa tiêu cực, ý nghĩa gần giống với 「っぽい」
・彼は子供みたい。
Cậu ta cứ như con nít vậy
・男みたいな性格の女。
Một người con gái có tính cách như con trai.
・彼女は、女みたいな性格の男が大嫌いと言っています。
Cô ta nói rằng cô ta rất ghét những gã đàn ông mà tính tình cứ như đàn bà.
Hy vọng bài viết phân biệt らしい っぽい みたい よう [rashii ppoi mitai you] giúp Bạn nhận ra một số điểm khác nhau giữa 3 ngữ pháp này và dùng chính xác.