Phân biệt で に- Phân biệt de ni

Hai trong số những trợ từ đầu tiên bạn sẽ tiếp cận khi lần đầu học tiếng Nhật là で và に Nhưng hai trợ từ này có cách dùng từ và ngữ pháp gần giống nhau, thế nên việc phân biệt で に là mẫu ngữ pháp gây đau đầu người học. Vì vậy, bài viết này sẽ chỉ ra cách để phân biệt で に một cách dễ hiểu nhất!

phân biệt で に

Nguyên nhân cần phân biệt で に (phân biệt de ni)

Hai trong số những trợ từ đầu tiên bạn sẽ tiếp cận khi lần đầu học tiếng Nhậtで và に

Hai từ này thường dễ bị nhầm lẫn với nhau bởi những lí do sau đây:

– Cả hai đều có thể dùng để định vị một nơi chốn hay vị trí.

– Thông thường, khá dễ để phân biệt giữa hai trợ từ này. Bạn chỉ cần nắm được rõ công dụng của chúng.

Thế nên, phần dưới đây sẽ nêu rõ cách dùng và ví dụ cụ thể để phân biệt で に, đồng thời cho bạn một số quy tắc hữu ích để bạn đảm bảo lựa chọn của mình là đúng.

Xem thêm: Trợ từ Ni và 1 số động từ đi kèm

Phân biệt で に (phân biệt de ni)

Cũng như nhiều trợ từ khác, ta biết rằng で và に định nghĩa một vai trò nhất định cho từ hoặc cụm từ trước khi ghép nghĩa chúng với động từ:

Ta cũng biết một trong những tác dụng của trợ từ “ni” và “de” là xác định từ hay cụm từ đứng trước nó là một địa điểm.

Nói một cách đơn giản, sự khác nhau giữa “ni” và “de” nằm ở đây:

•        に cho biết nơi chốn tồn tại của sự vật sự việc.

•        で  cho biết địa điểm xảy ra hành động của sự vật.

ゆいは公園(こうえん)います。Yui đang ở công viên ( Chỉ sự tồn tại của người)

phân biệt で に phân biệt で に

Một số ví dụ khác

椅子(いす) 座ります。Ngồi trên ghế (chỉ sự tồn tại của hành động)

電車 乗ります。Lên xe điện

居ます。Ở nhà

風呂(ふろ) 入ります。Vào bồn tắm

Trái ngược với câu trên, sau đây sử dụng trợ từ “de”:

ゆいは公園遊びました。 Yui đã chơi ở công viên. ( Chỉ nơi chốn Yui đang chơi)

phân biệt で に phân biệt で に

Xem thêm: Cách sử dụng trợ từ De khi học tiếng Nhật

Một số ví dụ khác

六本木 映画を見ます。Đi xem phim ở Roppongi

ラーメン屋 つけめんを食べました。Đã ăn mì ramen(ramen nhúng) ở cửa hàng Ramen

学校 運動会があります。Có một buổi hội thao ở trường

Xem thêm : Sách trợ từ tiếng Nhật

Một số cách dùng khác phân biệt で に (phân biệt de ni)

Trợ  từ

  • Chỉ hướng chuyển động

Cách dùng này thì “に” thường đi với「来ます」「行きます」「帰ります」

Có dạng:   Nơi đến+に+「来ます」「行きます」「帰ります」

Ví dụ:

学校 来ます。Tôi đến trường

仕事 行きます。Tôi đi làm

帰ります。Tôi về nhà

Trong cách dùng này trợ từ  へ cùng giống với に cả hai có thể thay đổi cho nhau. Tuy nhiên, ý muốn nhấn mạnh khi sử dụng lại có chút khác nhau. “へ” nhấn mạnh “phương hướng” còn “に” mang sắc thái nhấn mạnh “điểm đến” và “mục đích” đến nơi đó.

Ví dụ: 「明日、東京行く」và「明日、東京行く」Trong hai câu này, câu trước dùng へ mang ý nhấn mạnh Tokyo là nơi chỉ hướng đi, còn câu sau にmang sắc thái nhấn mạnh điểm đến chính là Tokyo, chứ không phải nơi nào khác.

  • Chỉ thời gian

Có dạng  時間

Ví dụ:

8時 学校に行きます。Đi học vào lúc 8 giờ

何時 家に帰りましたか。Bạn đã về nhà lúc mấy giờ?

土曜日 帰ります。Tôi đã trở về hôm thứ 7

  • Chỉ đối tượng gián tiếp

Trong cách dùng này, にđược đặt sau tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ trực tiếp thì đi với を, tân ngữ gián tiếp đi với に

Câu ví dụ cụ thể:

郎が 花子 みかんをあげた。Taro cho Hanako một trái quýt.

彼は 餌をやった。Anh ta đã cho chó ăn.

Trợ từ

  • Chỉ phương tiện, phương pháp, vật liệu

でđược đặt sau các từ chỉ phương tiện, cách thức hoặt động, vật liệu để cung cấp thông tin cụ thể hơn về hành động, sự vật, sự việc

手段・方法・材料

Ví dụ:

飛行機 行きます。Đi bằng máy bay (Chỉ phương tiện)

手紙を書きます。Viết thư bằng bút (Chỉ cách thức)

英語 話します。Nói chuyện bằng tiếng Anh (Chỉ cách thức)

小麦粉 うどんを作ります。Làm mì Udon bằng bột mì (Chỉ vật liệu)

  • Chỉ nguyên nhân

Dùng trợ từ  で để chỉ nguyên nhân khách quan như do thiên tai, tai nạn gây ra chứ không phải do con người cố ý làm ra.

原因

Ví dụ:

風邪 休みます。Tôi nghỉ vì bị cảm

事故 入院します。Tôi nhập viện vì bị tai nạn

地震 家が壊れました。Ngôi nhà đã bị hỏng do động đất

Để phân biệt で に cần nhớ 2 điểm cơ bản sau

  • Ni cho biết địa điểm của sự vật
  • De cho biết địa điểm xảy ra hành động của sự vật

Để dễ áp dụng, hãy ghi nhớ:

  • “Ni” (riêng tác dụng chỉ vị trí) thường chỉ được dùng với những động từ chỉ sự tồn tại – đặc biệt là “imasu” và “arimasu”
  • “De” được dùng với động từ mô tả hành động, là hầu như tất cả động từ còn lại.

 Với một số động từ như “suwarimasu” (ngồi) hay “tachimasu” (đứng), đi kèm với những danh từ trông giống vị trí (ví dụ như ghế) thì thực chất đó là đích đến của hành động, do đó ta sử dụng trợ từ “ni”.

Muốn học tiếng Nhật thật tốt bạn phải nắm rõ được trợ từ và cách sử dụng của chúng thì mới có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này trong giao tiếp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook