Phân biệt こ そ あ – phân biệt Ko – So – A

Phân biệt こ そ あ có lẽ là đơn giản ở cấp độ N5 nhưng khi lên cao hơn một chút, phân biệt こ そ あ sẽ khó hơn. Bài viết này sẽ đi phân tích sự khác nhau giữa こ そ あ

Phân biệt こ そ あ

Phân biệt こ そ あ ở mức độ sơ cấp N5

phân biệt こ そ あ

1. これ : Cái này.sử dụng khi sự vật sự việc ở gần người nói và xa người nghe.
VD : これはわたしのかばんです。
Đây là cái cặp của tôi.

2. それ : Cái đó.sử dụng khi sự vật sự việc ở gần người nghe và xa người nói.
VD : それはあなたのかさですか。
Đó có phải là ô của bạn không.

3. あれ : Cái kia.sử dụng khi sự vật sự viêc ở xa cả người nói và người nghe.
VD : あれはナムさんのくるまです。
Kia là xe ô tô của bạn Nam.

Phân biệt この・その・あの ( Ở chức năng thay thế cho cụm từ tương đương tại câu trước nó)

Đây là một phần trong điểm ngữ pháp tên gọi chung là こ・そ・あ・ど.
(こそあど là viết tắt cùa các chùm これ、それ、どれ、この・その・あの、そんな・こんな・どんな

こ・そ・あ, từ hồi lâu lắm rồi ta học chúng với ý nghĩa “Đây/ Đó/ Kia” phục vụ việc mô tả chỉ trỏ trong luật xa gần.

Cũng mang trong mình nguyên lý luật xa gần, こ・そ・あ dùng thay cho việc đã nói trước đó, để tránh lặp lại nội dung. Khi câu đầu ta đã mô tả đối tượng rồi, câu 2 muốn nhắc lại đối tượng đó mà ko muốn kế lể dài dòng, ta có thể nhắc lại cái đối tượng ở câu đầu bằng この・その・あの。
Ví dụ
Ngày sinh nhật năm này, em cùng anh leo núi. Cái ngày ấy thật lạnh.

“Cái ngày ấy” nó thay thế cho nguyên cái cụm dài dòng “ngày sinh nhật năm này” của câu trước đó. Chỗ này, “cái ngày ấy” là このひ。
今年の誕生日に彼と山に行った。この日は非常に寒かった。

Tham khảo: bí kíp luyện nghe N3

Dù là dùng để chỉ trỏ đồ vật “Đây/Đó/Kia” , thì một cách tổng quát, nguyên tắc của luật xa gần là:

*Gần mình là こ = đây
*Xa mình là そ = đó
* Và xa xăm là あ = kia

Tương tự như vậy, với cách dùng mở rộng là thay thế cho cụm từ đứng ở câu trước, luật xa gần được áp dụng như sau:
• この: dùng cho các sự việc gần với người phát ngôn, hay gần với cảm xúc của người phát ngôn
• その: dùng cho các sự việc ko gần với cảm xúc của người phát ngôn.
• あの: dùng cho các sự việc xa xăm. Xa xăm là các sự việc hồi não hồi nào được gọi nhớ lại trong vấn đề cá nhân người phát ngôn.

Ta xem hai câu ví dụ sau để thấy luật xa gần trừu tượng nhé.
Ví dụ:
(1) Chuyện thực nghiệm có an toàn không ta. Tôi muốn bắt đầu bằng việc xác nhận chuyện đó.
(2) Thị trưởng mới đã được quyết định. Người này là bạn học thời cấp ba của tôi.

Trong 2 câu này, thì ví dụ 2 về người thị trưởng. “Người này” là cách nói thay thế cho “người thị trường mới” ở cái vế trước đó. Ông này là bạn học của người phát ngôn. Vì vậy “người này” sẽ được tính là cùng phe với người phát ngôn.
Ở đây là この人.

新しい市長が決まった。この人は高校時代の友達です。
[この人=新しい市長]

Ở ví dụ 1, thì chuyện đó” là thay thế cho “chuyện thực nghiệm an toàn” và đây là chuyện ko bà con họ hàng gì với người phát ngôn, nên nó được tính là chuyện xa. Chỗ này là その。

実験は安全だろうか。そのことを確かめてから始めたい。

Ở 2 ví dụ này, ta đã bàn về この・その trong luật xa gần.
Ở ví dụ tiếp theo sẽ là về あの trong luật “xa xăm”.

maxresdefault

あの được dùng đế chỉ những sự việc xa xăm, như là sư việc được hồi tưởng lại trong số các việc cá nhân của người phát ngôn.
Ví dụ
Hồi còn nhỏ, tôi thường hay chơi đùa ở công viên gần nhà. Không biết công viên đó giờ còn ko ta.

“Công viên đó” là cụm từ thay thế cho “công viên gần nhà” thời còn bé của người phát ngôn. Nó thuộc chuyện xa xăm và mang tính cá nhân được hồi tưởng lại. Ở đây sẽ là “あの”.
子供のころ、よく近くの公園で遊んだ。あの公園がまだ残っているだろうか。

Tham khảo: Sách luyên nghe

Phân biệt こ そ あ ở cấp độ N3

こんな・そんな・あんな   ( những từ này đóng vai trò tính từ, chỉ đi với Danh từ )

こんな風にしてください Hãy làm như thế này

そんなやり方をしたら上手になるんですよ。Nếu làm như vậy Bạn sẽ giỏi lên đó

こう・そう・ああ       (những từ này đóng vai trò phó từ, đi với Động từ )

こうしてください。Hãy làm như thế này

こんなに・そんなに・あんなに (những từ này đóng phai trò phó từ, đi với Động từ hoặc Tính Từ)

そんなに怒るなよ. Đừng có giận như vậy chứ

こういう・そういう・あういう( đi với Danh từ)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook