Luyện nghe N3 – Phương pháp luyện nghe JLPT N3 hiệu quả

Bí kíp luyện nghe N3 là bài viết tổng hợp các kỹ năng giúp người học tiếng nhật N3 đạt điểm cao trong kỳ thi jlpt trình độ n3. Để nghe được N3 đạt điểm cao Bạn phải luyện tập rất nhiều lần cho quen với phát âm của chữ, và các kỹ năng làm bài.

Ngoài ra Bạn cũng cần nắm các kỹ năng nắm bắt ý để suy luận và loại suy để tìm ra đáp án phù hợp. Nắm bắt được những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp Bạn rất nhiều khi giao tiếp và giúp Bạn luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả hơn. Để luyện nghe tốt các Bạn cần phải học nhiều từ vựng trong một số giáo trình dành cho cấp độ N3.

Luyện nghe N3 – Kinh nghiệm làm bài thi nghe N3

Trong cấu trúc đề JLPT N3, phần nghe hiểu có 28 câu hỏi, mỗi câu chỉ được nghe 1 lần. Vì vậy, dù nghe được hay không, bạn cũng phải lập tức chọn đáp án cho câu đó và tập trung sang nghe câu tiếp luôn. Các Bí kíp luyện nghe N3 cho mỗi dạng bài như sau:

  • Dạng 1 課題理解(かだいりかい)(6 câu): Bạn sẽ được nghe câu hỏi trước khi nghe hội thoại, đề bài thường hỏi về hành động nhân vật sẽ làm tiếp theo. Với dạng này, bạn cần để ý kỹ trong hội thoại, đối phương đồng tình hay không đồng tình với hành động được đưa ra.

Bí kíp luyện nghe N3 – Những điểm cần chú ý ở phần này:

  1. Nghe và biết được việc cần làm
  2. Suy nghĩ xem có đồng ý với các chỉ thị và các đề xuất đưa ra hay không
  3. Trong trường hợp có vài việc cần phải làm thì suy nghĩ việc ưu tiên cần phải làm trước trong số đó.

Các dạng bên âm và lược âm: trong hội thoại với người thân hay có hiện tượng âm bị lược bớt hoặc biến thành âm khác

Bí kíp luyện nghe N3

Suy nghĩ việc cần phải làm: Một số mẫu câu nhờ vả, đề xuất, mời rủ, đề nghị

Bí kíp luyện nghe N3

Các phương án đáp lại

  1. Đồng ý: うん・いいね・そうだね・よろしく・わかった・お願い・頼むよ。
  2. Không đồng ý: うーん。そうかな・それはちょっと・それはどうかな・そのままにして

Ngoài ra  những cách diễn đạt dưới đây cũng là căn cứ để nhận biết việc phải làm.

  1. Cần phải làm:なきゃ・なくちゃ・ないと・が要る・必要・た方がいい
  2. Không làm cũng được: ー(は)いい・要らない・大丈夫・なくてもいい・もうーてある・もうーている・さっきーVた

Suy nghĩ xem việc nào làm trước: các cách diễn đạt dưới đây sẽ giúp Bạn biết được việc nào làm trước, việc làm làm sau

  1. Việc phải làm trước tiên: まず、最初に、はじめに
  2. Việc phải làm trước: 先に、今すぐ、すぐに、急いで
  3. Việc sẽ làm sau: 後で、最後に、-はあとでいい
  4. Thứ tự thực hiện: XてからY・Xの後でY・XたらY・XそれからY・Yの前にX

 

  • Dạng 2 ポイント理解(ポイントりかい) (6 câu):  Bạn được nghe câu hỏi trước khi nghe hội thoại. Với dạng này, nắm được từ khóa là có thể suy luận được.

Bí kíp luyện nghe N3 – Những điểm cần chú ý ở phần này:

  1. Nghe và đặc biệt chú ý tới những phần có xuất hiện các từ giống với các phương án lựa chọn
  2. Suy nghĩ điều người nói muốn thể hiện trong câu trả lời (khẳng định hay phủ định)
  3. Chú ý tới thông tin bổ sung

Chú ý nghe các từ giống với phương án trả lời: Sau khi đọc kỹ các phương án trả lời mới nghe bài. Nếu trong câu chuyện có xuất hiện các từ giống hoặc có nghĩa giống với các phương án trả lời thì hãy nghe và chú ý đặc biệt tới các phần đó.

Khi câu hỏi hỏi về điều quan trọng nhất, hay mục tiêu số một là, hoặc cái gì đó là nhất thì cần để ý một số từ sau (thường đáp án sẽ nằm trong một số từ này ) 最も、とくに、さいこう、-より、それより…

  • Dạng 3 概要理解(がいようりかい)(3 câu): Chỉ được biết câu hỏi sau khi nghe hết đoạn hội thoại. Thường đề bài sẽ hỏi ý chính của đoạn hội thoại hoặc dự đoán ý định hành động nhân vật. Trong khi nghe, hãy tập trung ghi nhớ các dữ liệu và memo lại chi tiết nghe được một cách nhanh nhất.

Ở phần này chúng ta sẽ nghe câu giải thích tình huống ->  Nghe câu chuyện và tiếp theo là nghe câu hỏi -> Sau đó nghe đáp án -> cuối cùng là chọn đáp án đúng từ các phương án trả lời trong tờ đề thi:

Bí kíp luyện nghe N3 – Những điểm cần chú ý ở phần này:

  1. Nắm bắt được chủ đề, hiểu ý chung muốn nói
  2. Vừa nghe vừa suy nghĩ về ý đồ của người nói dựa vào câu mở đầu
  3. Quen với kiểu nói chuyện khi đưa ra ý kiến hay chủ trương

➡Nắm bắt vấn đề và suy nghĩ về ý chung mà người nói muốn đề cập:

Thương người nói hay cho biết chủ đề trước khi vào câu chuyện nên ta hãy chú ý tới các cách diễn đạt dưới đây để trước tiên nắm bắt được chủ đề của câu chuyện.  sau đó hãy vừa đoán nội dung vừa nghe phần sau để hiểu ý chung mà người nói muốn đề cập. Dưới đây là những cách nói thông báo chủ đề:

  • 最近、-が増えています、よくーています
  • ーことがあります
  • ーを紹介します
  • ーを知っていますか
  • これはーです

➡Suy nghĩ về ý đồ của người nói căn cứ vào câu phía trước

Thông báo ý đồ:お願い・うかがいたいこと・質問・ご相談・お話があるんですが

Thông báo chủ đề:ーのことなんですけど、-なんだけど、-んですが

Nói điều quan trọng: 実は・それが

➡ Căn cứ vào dạng câu chuyện để nghe ý kiến, chủ trương của người nói

Các dạng nói chuyện và cách diễn đạt bày tỏ ý kiến, chủ trương

bí kíp luyện nghe N3

  • Dạng 4 発話表現(はつわひょうげん)(4 câu): Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn hội thoại phù hợp. Ở tranh sẽ có mũi tên chỉ vào nhân vật, và bạn sẽ phải chọn phát ngôn cho nhân vật đó. Hãy nhớ thật chắc các cách nói nhờ vả, sai khiến nhé!

Hãy học kỹ một số cách nói dưới đây


Bí kíp luyện nghe N3

Những động từ cần chú ý:Nhiều khi sử dụng các động từ  khác nhau cho cùng một ngữ cảnh. Khi sử dụng động từ thể hiện động tác của người nói (ví dụ : 借りる mượn) và khi sử dụng động từ thể hiện động tác của người nghe( ví dụ 貸す cho mượn) thì cách dùng từ đi đằng sau chúng là khác nhau nên cần chú ý)

Bí kíp luyện nghe N3

Tham khảo: sách tiếng Nhật luyện thi N3

Chú ý cách diễn đạt khi thông báo vấn đề, đưa ra lời giúp đỡ

Bí kíp luyện nghe N3

  • Dạng 5 即時応答(そくじおうとう)(9 câu): Bạn được nghe 1 nửa đoạn hội thoại, thường là 1 câu. Và việc của bạn là chọn câu đối đáp thích hợp. Vì vậy, bạn phải thật tập trung nghe và chọn nhanh đáp án trước khi băng chạy đến câu tiếp theo.

Phần này chúng ta sẽ nghe một câu ngắn -> nghe 3 đáp án -> chọn đáp án đúng

Bí kíp luyện nghe N3 – Những điểm cần chú ý:

  1. Chú ý xem đó là diễn đạt thể hiện hành động của ai
  2. Chú ý tới cách diễn đạt kính ngữ
  3. Chú ý tới cách diễn đạt được sử dụng trong hội thoại và cách diễn đạt khi chào hỏi
  4. Chú ý tới câu trả lời gián tiếp

 Đầu tiên hãy xác định xem đó là hành động của ai bằng cách nắm chắc KÍNH NGỮ

Bí kíp luyện nghe N3

Xem thêm: kính ngữ tiếng Nhật

Những cách diễn đạt dễ gây nhầm lẫn: Đối với những cách diễn đạt như mời rủ hay đề nghị…sẽ phải căn cứ vào bối cảnh câu nói xem đó là hành động của ai.

Một số cách diễn đạt cần lưu ý:

Luyện nghe N3

Các cách diễn đạt thường dùng trong hội thoại:

Bí kíp luyện nghe N3

Một số câu trả lời cố định cần học thuộc:


Bí kíp luyện nghe N3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook