Cách sắp xếp câu trong tiếng nhật
Bước 1: Đọc hết thành phần có trong câu và đáp án, cố gắng tìm ra điểm ngữ pháp trong 4 đáp án hoặc trên trong câu đề.
Ở bước này nếu Bạn không nhận ra được ngữ pháp thì phải ôn tập lại ngữ pháp cho nhớ. Đặc biệt là từ nối của ngữ pháp là gì. Nếu Bạn nhận ra được ngữ pháp và từ nối với ngữ pháp đó thì đã làm được 20% rồi
2: Xem có bổ nghĩa không
Thường ở phần này hay yêu cầu học viên nắm được bổ nghĩa. Nếu chưa nắm chắc bổ nghĩa thì Bạn có thể xem lại tại đây.
Mệnh đề bổ nghĩa trong tiếng Nhật
Nếu Bạn xem trong đáp án hoặc từ kết thúc trước gạch ngang số 1 mà có V thể thường hoặc tính từ đuôi な・い thì mình cần tìm 1 danh từ bỏ vào trong đó.
Tuy nhiên đôi khi có công thức phức tạp hơn là bổ nghĩa 2 lần, cả 2 bổ nghĩa đều quy về 1 Danh từ để bổ sung ý nghĩa cho Danh từ đó.
Ví dụ 1 câu trong đề thi N3
実家にある冷蔵庫は30年も____ _____ _____ ____,親はまだ買い換えないと言っている。
1.いつ壊れてもおかしくない 2.古いもので 3.のに 4.つかっている
Phân tích câu trên chỉ có ngữ pháp のに ngoài ra không có ngữ pháp của N3, tuy nhiên Bạn có thể sai vì phải xếp bổ nghĩa 2 lần trước N
Đáp án câu này là 4213
つかっている古い bổ nghĩa cho もの
Bước 3: Xem có trợ từ không.
Ví dụ : trợ từ を thì sau nó chắc chắn là tha động từ hoặc sai khiến và trước nó luôn luôn là một danh từ, thấy trợ từ が thì có thể sẽ làm chủ ngữ hoặc theo sau đó là tự động từ, trợ từ の thì là bổ nghĩa danh từ hoặc có thể là người thực hiện hành động.
Trợ từ の thay cho trợ từ が khi dùng trong mệnh đề phụ bổ nghĩa cho Danh từ. Xem thêm trợ từ の
Bước 4. Dịch lại câu lần nữa để xác nhận đáp án cuối cùng. Đôi khi mình xếp đúng theo công thức mình đã học nhưng lại sai ý nghĩa thì câu văn cũng bị sai.
Những lưu ý khi làm bài sắp xếp các thành phần câu trong tiếng nhật
Lưu ý 1: Sau khi xếp xong xem lại coi mình có bỏ sót trợ từ khi có động từ chưa. Nhiều Bạn xếp Danh từ+Động từ trực tiếp mà không có TRỢ TỪ ở giữa thì chắc chắn sai
Lưu ý 2: Có để 2 Danh từ chung với nhau mà không có trợ từ の hoặc để 2 danh từ với nhau theo kiểu để đại không. Hoặc đôi khi để đại 2 động từ đi liền nhau theo dạng thể thường.
Ví dụ cách sắp xếp các thành phần câu trong tiếng nhật
Ví dụ 1:
実家にある冷蔵庫は30年も____ _____ _____ ____,親はまだ買い換えないと言っている。
1.いつ壊れてもおかしくない 2.古いもので 3.のに 4.つかっている
Bước 1: dịch sơ qua câu: Tủ lạnh nhà bố mẹ tôi 30….bố mẹ tôi nói rằng không mua mới
Sau đó xem qua ngữ pháp thấy có のに, trước のに chỉ có thể là 1 hoặc 4. Hãy thử ráp vào dịch thử
1+3 : dù có bị hư cũng không có gì là lạ
1+4: dù đang sử dụng
Dù đang sử dụng 30 năm thì không hợp lý lắm do chủ ngữ là tủ lạnh
Bước 2: Nhìn vào thấy つかっている là thể thường (không đứng cuối câu thì khả năng là bổ nghĩa) tuy nhiên cũng có thể đứng trước のに. Nếu xét nghĩa thấy không hợp nên còn khả năng bổ nghĩa cho N là cao. Nhiều học viên sẽ sai ở chỗ này, vì nói là bổ nghĩa cho N nhưng lại không để ý もの do đã có 古い bổ nghĩa rồi. Xét cụm 古いもの thì nó vẫn là N nên có thể để V thường ở trước được.
Tới bước này Bạn có thể xếp rồi đó
Tủ lạnh nhà bố mẹ tôi là tủ lạnh cũ đã dùng 30 năm, hư bất cứ lúc nào cũng không có gì là lạ mà bố mẹ tôi nói rằng không mua mới.
Ví dụ 2:
エアコンから ____ _____ _____ ____ かというと、冷たい空気は暖かい空気より重いからだ。
1. 冷たい空気 2.出た 3.どうして 4.部屋の下の方に行くのは
Bước 1:Nhìn sơ qua câu sẽ thấy ngữ pháp どうして かというと (nếu nói tại sao…)
Dịch sơ: Nếu nói tại sao không khí lạnh …đi xuống dưới
Bước 2: Thấy 出た thì mình liên hệ lại から (đi ra từ máy điều hòa). Ở đây có 2 bổ nghĩa nên mình chọn luôn là không khí lạnh ra từ máy điều hòa.
Giờ thì xếp lại là: 2134
Cuối cùng là dịch lại:
Không khí lạnh ra từ máy điều hòa tại sao lại đi xuống bề mặt dưới của phòng là bị không khí lạnh nặng hơn khí nóng.
Xem thêm các bí quyết về xếp câu ở sách
Shinkanzen Masuta N3 Ngữ pháp hoặc shinkanzen n2 ngữ pháp
Hy vọng bài viết Cách sắp xếp câu trong tiếng nhật sẽ giúp Bạn nắm chắc cách làm bài điền dấu sao tiếng Nhật.