Sự khác nhau giữa にくい がたい づらい (nikui gatai) là bài viết tổng hợp lại 3 ngữ pháp mang ý nghĩa “KHÓ” khi học tiếng Nhật ở trình độ N3. Khi học đến đây đôi khi chúng ta sẽ gặp rắc rối không biết lúc nào dùng từ nào trong 3 chữ cho chính xác.
Bài viết này sẽ tổng hợp sự khác nhau giữa 3 từ にくい がたい づらい và nêu ra cách dùng giúp Bạn có thể xem lại kiến thức tổng hợp.
Mục lục
Sự khác nhau giữa にくい がたい づらい (nikui gatai)
にくい
「にくい」dùng khi diễn tả những khó khăn về vật lý và sinh lý. Được sử dụng trong cả văn nói và viết
Ví dụ:
「このお風呂マットはすべりにくい」
“Thảm tắm này khó trượt”
Chúng ta sẽ không dùng
「すべりがたい」「すべりづらい」とはいいません。
Ngoài ra, trước “にくい”, không dùng các động từ diễn tả ý chí, dùng các động từ không ý chí như 「太る」「消える」「こわれる」 (những động từ không thể kiểm soát được theo ý mình cũng có thể dùng)
- 私は太りにくい (Tôi khó tăng cân)
- この机は壊れにくい (Cái bàn này rất khó hư)
Xem thêm: って ngữ pháp (tte)
づらい
Trong từ điển, “づらい” có nghĩa là “khó thực hiện hành động .” ” づらい được dùng trong trường hợp gặp cản trở về mặt tâm lý” ”(Shogakukan / Từ điển tiếng Nhật)
Ví dụ khi so sánh づらい và にくい
「言いづらいこと」
「言いにくいこと」
Sự khác biệt giữa 2 câu trên là
“づらい” mang hàm ý có sự đau khổ về tinh thần của người nói.
“くい” mang ý nghĩa khó về mặt kỹ thuật
Hơn nữa trước づらい chỉ dùng những động từ có ý chí
2 trường hợp sau không dùng được づらい
- ×私は太りづらい
- ×この机は壊れづらい
Xem thêm: Shinkanzen N3 ngữ pháp
がたい
“がたい”chỉ ra rằng điều đó gần như không thể được thực hiện. Đa phần đi với động từ diễn tả khó khăn về mặt tinh thần. Dùng trong văn phong trang trọng
Ở một mức độ nào đó, “がたい” có một số lượng hạn chế các động từ đứng trước nó, đa phần là những động từ và cách diễn đạt thành ngữ liên quan đến sự công nhận và nhận xét.
- 理解しがたい Khó hiểu
- 認めがたい Khó thừa nhận
- 信じがたい Khó tin
- 想像しがたい Khó tưởng tượng
- 賛成しがたい Khó đồng ý
- 動かしがたい事実 Sự thật khó lay chuyển
- 許しがたい行為 Hành vi không thể tha thứ
- 耐え難い屈辱 Nhục nhã không thể chịu được
Nếu bạn muốn xem thêm tổng hợp ngữ pháp ngắn gọn thì có thể dùng sách soumatome N3