Onyomi và kunyomi là gì có lẽ là câu hỏi với không ít người học tiếng Nhật thắc mắc khi học Kanji. Đặc biệt là đối với một số Bạn tự học tiếng Nhật. Để nắm chắc Kanji, Bạn phải phân biệt được onyomi và kunyomi là gì? khi nào sẽ dùng âm on và khi nào dùng âm kun
Mục lục
Onyomi và Kunyomi là gì?
Âm on vốn dĩ là cách đọc dựa trên phát âm tiếng Trung Quốc. Âm Kun, là cách đọc được tạo ra từ cách dịch ý nghĩa của chữ Kanji đó ra tiếng Nhật với nghĩa tương đương.
Vì vậy, trái ngược với âm on có đặc trưng phát âm giống tiếng Trung Quốc, âm Kun không có đặc trung đó. Từ đây chúng ta có thể phân biệt được phần nào âm Kun và âm On.
Xem thêm: phương pháp học kanji
Để dễ hình dung onyomi và kunyomi là gì mình lấy tiếng việt để giải thích, trong tiếng Việt của chúng ta có âm Hán Việt và âm thuần Việt.
Ví dụ:
“Nguyệt” là âm Hán Việt (nghĩa: mặt trăng)
“Trăng” là âm thuần Việt
Trong tiếng Nhật cũng tương tự có âm Hán Nhật (Onyomi) và âm thuần Nhật (Kunyomi)
Ví dụ
Chữ 月 có âm Kun và On như sau”
Kunyomi: つき
Onyomi: げつ がつ
Xem thêm: học 214 bộ thủ bằng hình ảnh
Khi nào sẽ dùng Kunyomi, khi nào dùng Onyomi? onyomi và kunyomi là gì
Về cơ bản ở sơ cấp khi Kanji đó đứng một mình thì lấy âm Kunyomi (thuần Nhật) đọc, khi kết hợp với Kanji khác thì lấy Onyomi (hán Nhật) để đọc.
Khi nhìn lên trời thấy mặt trăng chúng ta nói rằng : đó là mặt trăng ( tiếng Việt dùng thuần Việt thì tiếng Nhật tương tự dùng thuần Nhật). Hiểu như vậy sẽ giúp Bạn trả lời onyomi và kunyomi là gì? cực kỳ nhanh
Khi chúng ta dùng Hán việt kết hợp với Hán việt thì tiếng Nhật cũng tương tự Hán Nhật + Hán Nhật
Phụ thêm:
– Nếu Kanji đi cùng với một Hiragana, hãy đọc nó bằng Kunyomi.
Ví dụ:
情け nasake :sự cảm thông
赤い akai :đỏ
新しい atarashii “mới”
見る miru: nhìn
必ず kanarazu: nhất định, nhất quyết
– Nếu Kanji đứng cùng với Kanji khác, hãy đọc nó bằng Onyomi.
Ví dụ:
情報 jōhō: thông tin
学校 gakkō: trường học
新幹線 shinkansen: tàu siêu tốc
– Cũng có một quy tắc đặc biệt, khi Kanji đứng lẻ, phần lớn sẽ đọc bằng Kunyomi:
愛 ai :tình yêu
禅 Zen: thiện
点 ten: dấu chấm…
Xem thêm: sách luyện hán tự
Các bạn có thể thấy tiếng Việt dùng từ ghép trong đó vừa có Hán Việt vừa có thuần Việt,
ví dụ: Sức lực (~力), Chuyển đổi (転~), v.v…
Tiếng Nhật cũng vậy, có thể kết hợp cách đọc On’yomi và Kun’yomi.
Ví dụ:
場所 basho (kanji: trường sở) “nơi, địa điểm” (cách đọc kun-on), BA là kun’yomi, còn “sho” là on’yomi
金色 kin’iro “màu vàng kim” (on-kun)
合気道 aikidō “môn võ Aikido” (kun-on-on).
Một số cách kết hợp Kunyomi và Onyomi
読みのパターン | 具体例 | ||
音読み×音読みHai âm On kết hợp với nhau | 早計 (ソウケイ) |
田園 (デンエン) |
事故 (ジコ) |
訓読み×訓読みHai âm kun kết hợp với nhau | 奥歯 (おくば) |
出口 (でぐち) |
足元 (あしもと) |
音読み×訓読み (重箱読み)Âm on kết hợp với âm kun |
残高 (ザンだか) |
額縁 (ガクぶち) |
番組 (バンぐみ) |
訓読み×音読み (湯桶読み)Âm kun kết hợp với âm on |
焼肉 (やきニク) |
場所 (ばショ) |
野宿 (のジュク) |
Hy vọng bài viết Onyomi và kunyomi là gì đã giải đáp phần nào thắc mắc trong Bạn. Chúc Bạn học tốt tiếng Nhật
Một số bộ thủ giúp Bạn tìm ra cách đọc – onyomi và kunyomi là gì?
Sau đây là một vài ví dụ về bộ thủ chỉ âm và các chữ Hán có chứa chúng (và có cách đọc giống nhau):
几 (き) → 机, 肌, 飢
亡 (ぼう) → 忙, 忘, 盲, 荒, 望, 妄
干 (かん) → 汗, 肝, 奸, 刊, 岸
己 (き) → 起, 記, 紀, 忌
工 (こう) → 紅, 空, 虹, 江, 攻, 功, 肛,
及 (きゅう) → 吸, 級, 扱
士 (し) → 仕, 志, 誌
方 (ほう, ぼう) → 肪, 坊, 紡, 防, 妨, 房, 謗, 傍, 芳, 訪, 放
中 (ちゅう) → 忠, 沖, 仲, 虫, 狆
化 (か) → 花, 貸, 靴
反 (はん) → 版, 板, 坂, 飯, 販, 叛
分 (ふん) → 粉, 紛, 雰
半 (はん) → 伴, 絆, 拌, 判
白 (はく) → 伯, 拍, 泊, 迫, 舶, 狛, 柏, 箔, 珀
皮 (ひ) → 彼, 被, 疲, 被, 披
付 (ふ) → 府, 符, 附, 俯
包 (ほう) → 抱, 泡, 胞, 砲, 飽, 咆
可 (か) → 河, 何, 荷, 苛, 呵, 歌
古 (こ) → 居, 固, 故, 枯, 個, 湖, 箇, 沽, 姑, 苦
生 (せい) → 姓, 性, 星, 牲, 惺
正 (せい) → 征, 政, 症, 整, 性, 牲
司 (し) → 伺, 詞, 嗣, 飼
且 (そ) → 粗, 祖, 狙, 阻, 組
旦 (たん) → 但, 胆, 疸, 担
令 (れい) → 冷, 鈴, 零, 領, 齢, 鈴
立 (りゅう) → 竜, 滝, 粒, 笠, 龍
申 (しん) → 神, 伸, 呻, 押, 紳
召 (しょう) → 招, 沼, 昭, 紹, 詔, 照
安 (あん) → 案, 按, 鞍, 鮟
同 (どう) → 洞, 胴, 桐, 恫, 銅, 洞, 筒
寺 (じ) → 侍, 持, 時, 塒, 峙
旬 (じゅん) → 洵, 殉, 恂
各 (かく) → 格, 喀, 閣, 額
圭 (けい) → 掛, 桂, 畦, 珪, 罫, 鮭, 硅
糸 (けい) → 系, 係, 繋
結 (けつ) → 潔
光 (こう) → 恍
交 (こう) → 校, 絞, 狡, 較, 郊, 効, 咬
共 (きょう, こう) → 供, 恭, 洪, 哄
次 (し) → 姿, 諮, 資
成 (せい) → 盛, 誠, 筬, 城
朱 (しゅ) → 株, 珠, 殊, 蛛
我 (が) → 峨, 蛾, 餓, 俄, 鵞
甫 (ほ) → 浦, 捕, 哺, 匍, 補, 蒲, 輔, 舗
見 (けん) → 硯, 蜆, 現
辰 (しん) → 唇, 振, 賑, 震, 娠
肖 (しょう) → 宵, 消, 硝
弟 (てい) → 第, 剃. 涕
廷 (てい) → 庭, 挺, 艇
良 (りょう) → 郎, 浪, 朗, 狼, 廊
直 (ちょく, しょく) → 植, 埴, 殖, 稙
長 (ちょう) → 張, 帳, 脹
非 (ひ) → 悲, 緋, 誹, 鯡, 琲, 扉
朋 (ほう) → 崩, 棚, 硼
果 (か) → 課, 菓, 踝, 顆
官 (かん) → 棺, 管, 館
奇 (き) → 崎, 埼, 椅
其 (き) → 期, 欺, 棋, 基, 旗
金 (きん) → 欽, 錦, 銀
采 (さい) → 彩, 菜, 採
青 (せい) → 清, 靖, 精, 晴, 請, 情, 鯖, 静
昔 (しゃく) → 借, 惜, 錯
尚 (しょう) → 常, 裳, 掌
昌 (しょう) → 娼, 唱, 菖, 晶
禺 (ぐう) → 遇, 寓, 隅, 偶
扁 (へん) → 編, 偏, 篇, 蝙
則 (そく) → 側, 測, 惻
相 (そう) → 想, 箱, 霜
湘 (しょう) → 廂
莫 (ばく) → 摸, 膜, 漠, 博, 縛, 幕
高 (こう) → 縞, 稿, 藁,
曹 (そう) → 遭, 槽, 糟
曽 (そう) → 贈, 僧, 憎, 増
童 (どう) → 撞, 憧, 瞳
義 (ぎ) → 儀, 議, 犠, 蟻, 艤
孝* (こう) → 孝, 老, 考
径** (けい) → 径, 経, 軽, 怪, 茎
乍 (さく) → 作, 昨, 窄, 酢, 搾
低** (てい) → 低, 底, 抵, 邸, 抵
券* (けん) → 券, 巻, 圏, 拳
根** (こん) → 根, 痕, 恨, 懇, 墾
退 (たい) → 腿
峡** (きょう) → 峡, 狭, 挟
浅** (せん) → 浅, 銭, 践
珍** (しん) → 診, 疹, 参
峰** (ほう) → 峰, 逢, 縫, 蜂, 蓬,
俊** (しゅん) → 俊, 峻, 悛, 逡, 竣, 浚
通** (つう) → 通, 桶, 痛
険** (けん) → 険, 験, 検
過 (か) → 渦, 堝, 鍋, 蝸, 窩, 禍
福** (ふく) → 福, 副, 複, 幅, 富, 蝠
滴** (てき) → 滴, 適, 敵
壁* (へき) → 壁, 癖
燥* (そう) → 燥, 操, 藻