Phân tích câu tiếng Nhật

Phân tích câu tiếng Nhật giúp học viên hiểu câu tiếng nhật dễ hơn nhờ tách mệnh đề, tìm chủ ngữ, tân ngữ và thứ tự để luyện dịch câu cho hiệu quả. Tiếng Nhật khác với tiếng Anh ở chỗ tiếng Anh được viết theo thứ tự: chủ ngữ-động từ-tân ngữ.

Tiếng Nhật thì Chủ ngữ- Tân ngữ-Động từ, ngoài ra còn mệnh đề bổ nghĩa, ngữ pháp phức tạp trong câu làm học viên khó hiểu hơn. Vì vậy khi đọc cần phải biết thứ tự của từng phần, biết phân tích mệnh đề, hiểu các cấu trúc để có thể dịch chính xác hơn. Bài viết này hướng dẫn một số bước cơ bản  khi phân tích câu tiếng Nhật  giúp các Bạn phân tích câu dễ dàng hơn.

Bài viết này giúp học viên phân tích ngữ pháp tiếng Nhật để giúp Bạn luyện dịch tiếng Nhật chính xác hơn.

Phân tích câu tiếng nhật gồm những bước nào-luyện dịch tiếng nhật

1.文の切れ目 TÌM CHỖ NGẮT CÂU

Chúng ta hãy tìm chỗ ngắt câu khi có câu văn dài điều đó giúp Bạn hiểu câu chính xác hơn. Sau khi ngắt được câu thì xác định CHỦ NGỮ  (dựa vào trợ từ は、が、も),  nếu không có chủ ngữ thì có thể chủ ngữ ở câu trước hoặc chủ ngữ ngầm là TÔI/BẠN

Sau khi đã chia được câu thành nhiều mệnh đề nhỏ (lưu ý, mỗi mệnh đề cần một động từ chính, không phải động từ bổ ngữ) nếu có những liên từ nối câu sau thì dịch liên từ trước, sau đó dịch chủ ngữ phụ (trợ từ が)

Những liên từ phải dịch trước rồi đến chủ ngữ:  ので、から、ために、ように、まえに、あとで、てから、とき、あいだに、ても、でも、と、たら、ば

Ví dụ 1: 木村さんに会ったら、これを渡してください。( Nếu Bạn gặp anh Kimura, hãy đưa cái này giúp tôi)

Đầu tiên dịch liên từ NẾU – sau đó đến CHỦ NGỮ (Bạn) – tiếp theo dịch động từ gặp

Ví dụ 2: 一時間も待ったのに、彼女が来なった。(Dù tôi đã đợi 1 tiếng mà cô ấy không đến)

Đầu tiên dịch liên từ DÙ – sau đó đến chủ ngữ TÔI – tiếp theo đến động từ và cuối cùng là mệnh đề 2

Đây là những liên từ học ở sơ cấp cần nắm vững, lên trung cấp sẽ có thêm nhiều liên từ nữa. Nhưng điều quan trọng ở đây là cần phải tách được mệnh đề, dịch từ liên từ, chủ ngữ, động từ

phân tích câu tiếng nhật

 

2. 説明する部分+名詞(Thành phần giải thích+danh từ) hay còn gọi là BỔ NGỮ tiếng Nhật

Đối với một câu văn dài,nếu chúng ta chú ý tới danh từ và thành phần giải thích cho danh từ đó sẽ giúp chúng ta hiểu câu văn một cách dễ dàng hơn.Thành phần giải thích đứng trước danh từ. Bổ ngữ cho Danh Từ có thể là tính từ, danh từ, hoặc mệnh đề bổ ngữ (CẦ N NẮM RÕ MỆNH ĐỀ BỔ NGỮ ) để phân biệt động từ chính và động từ trong mệnh đề bổ ngữ.

例:アンさんは日本のカメラをかいました。(bổ ngữ là Danh từ)

私は小さくて軽いカメラが欲しいです。 (bổ ngữ là tính từ)

父は20年前に買ったカメラを今も使っている Cần làm rõ Động từ chính trong câu (つかっている), và động từ trong mệnh đề bỗ ngữ(買った)

Xem thêm:

Ví dụ 1:
あなたが作ってくれたカレー本当に美味しかったです.
カレー: Chủ ngữ chính
美味しかった: Vị ngữ
あなたが作ってくれた: bổ nghĩa cho カレー
本当に: bổ nghĩa cho 美味しかった
Ví dụ 2:
時間に追われる毎日を何よりも嫌っていた, その主人が出張前に私に 残してくれた片身、長く愛用していた古い型の腕時計であった.
Chủ ngữ chính : trước trợ từ は (片身)
Động từ chính : であった.
Bổ nghĩa:
時間に追われる毎日 (Danh từ chính là 毎日)
何よりも嫌っていた, その主人 (Danh từ chính là その主人)
長く愛用していた古い型の腕時計 (Danh từ chính là 腕時計)
Thứ tự dịch câu này : Chủ ngữ chính – chủ ngữ phụ (その主人 – dịch hết bổ nghĩa của その主人) rồi tới động từ trong mệnh đề phụ
Sau khi hết phần phụ bổ trợ cho Chủ ngữ chính chúng ta sẽ đến động từ chính であった. rồi đến tân ngữ là 腕時計 và phần bổ nghĩa cho 腕時計

Khi phân tích câu tiếng Nhật Cần phải nắm được động từ bổ ngữ và động từ chính (mỗi mệnh đề chỉ có một động từ chính

Xem thêm: Mệnh đề bổ ngữ tiếng Nhật

Tham khảo các kỹ năng đọc hiểu JLPT N3

3.だれがしたが(Ai là người thực hiện hành động) CẦN CHÚ Ý KỸ TRỢ TỪ

Khi đọc một bài đọc dài,chúng ta hãy suy nghĩ đến chủ thể gây ra hành động là “ai/cái gì” và những hành động đó tác động lên “ai,cái gì”.Vì đôi khi những yếu tố đó bị lược bỏ.Đặc biệt,chúng ta cần chú ý khi có những cách nói dưới đây:

 

「~てあげる」「~てもらう」「てくれる」(授受表現Cách nói cho nhận)

「~れる」「~られる」(うけみThụ động)

「~せる」「~させる」(しえきSai khiến)

 

4.前後関係からわかる意味(Ý nghĩa hiểu được từ mối quan hệ đằng trước và đằng sau)

Câu trước và câu sau nhất định phải có mối liên hệ với nhau.Không có câu nào tiếp nối đằng sau mà không có liên quan với câu đằng trước đó.

phân tích câu tiếng nhật

 

5.「これ」「それ」など

Những từ chỉ định “これ・それ/この・その/ こう/そうnhiều khi chỉ những việc đang được viết ở trong câu đứng ngay đằng trước. Cũng có khi chỉ một sự việc nào đó ở đằng sau.Khi chỉ một việc nào đó ở đằng sau,người ta thường dùng “こ(これ・この、。。。)

phân tích câu tiếng nhật

Tham khảo một số sách luyện đọc N3 tại sách tiếng Nhật

6.接続の表現(Từ nối)

Từ nối là từ để nối câu với câu .Từ nối dự báo sau đó sẽ là những câu như thế nào xuất hiện.

phân tích câu tiếng nhật

 

Cần chú ý những câu sau liên từ chỉ sự trái ngược như でも・しかし・けれども(けれど),vì đáp án thường nằm trong câu sau những liên từ này. Không nên tập trung quá nhiều vào liên từ 例えば vì thường không có đáp án

Hy vọng một số kỹ năng phân tích câu tiếng nhật này sẽ giúp Bạn phân tích câu và hiểu ý nghĩa của câu rõ ràng hơn. Từ đó đạt được điểm cao trong đề thi JLPT và có thể đọc các văn bản tiếng Nhật dễ dàng.

Xem thêm đặc điểm câu tiếng Nhật-luyện dịch tiếng nhật

I. Câu tiếng Nhật

1. Đặc điểm

– Vị ngữ là danh từ, tính từ hay động từ bao giờ cũng đi ở cuối câu.

– Câu tiếng Nhật thường hay lược chủ ngữ nhất là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai trong.văn nói.

– Dùng nhiều trợ từ tham gia thành phần câu : trợ từ xác định chủ ngữtrợ từ xác định bổ ngữ, trợ từ xác định tân ngữ v.v

– Trong văn viết hay dùng hình thức ukemi để diễn tả câu mang tính khách quan.

2. Ba loại câu

a) Câu vị ngữ danh từ (gọi tắt là câu danh từ)

わたしは貿易大学の日本語学部の学生です。

Tôi là sinh viên Khoa tiếng Nhật Trường đại học Ngoại thương.

B) Câu vị ngữ tính từ (gọi tắt là câu tính từ)

きのうのテストはわたしにはとても難しかったです。

Bài kiểm tra hôm qua rất khó đối với tôi. (1)

東京は交通がとても便利です。

Giao thông ở Tôkyô rất tiện lợi.(2)

Câu (1) là tính từ đuôi i hay còn gọi là tính từ 1

Câu (2) là tính từ đuôi na hay còn gọi là tính từ 2.

c) Câu vị ngữ động từ (gọi tắt là câu động từ)

Thí dụ: 関先生は前に貿易大学で日本語を教えていました。

Trước đây thày Seki đã dạy tiếng Nhật ở Trường Đại học Ngoại thương.

3. Thành phần câu

Chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – định ngữ

a) Chủ ngữ luôn đi với trợ từ “ga” hoặc “wa”, “mo”

Thí dụ:

あの人が山本さんです。山本さんも

chủ ngữ                chủ ngữ

日本人です。

Vị ấy là ông Yamamoto. Ông Yamamoto cũng là người Nhật.

b) Vị ngữ thường đi với trợ từ “no”+ trợ động từ “desu” để biểu thị khẳng định hoặc đi với trợ từ “kara”(hoặc danh từ hình thức “tame” “wake”) + “desu” để chỉ nguyên nhân, lý do v.v…

Thí dụ:

だから、夕焼けは、西の方の空が、かなり広い範囲にわたって、よく晴れている証拠なのである。

Chủ ngữ (danh từ đi với trợ từ “wa”) vị ngữ (danh từ đi với “no dearu” phải thêm “na” trước “no”).

Vì vậy, ráng chiều là căn cứ chứng tỏ bầu trời phía tây hửng nắng trên một diện tương đối rộng.

これは、退屈な話を聞いていると、ひげが伸びるという伝説があるためである。

Chủ ngữ và vị ngữ của câu này là câu nói rõ lý do, nguyên nhân: Đó là vì có truyền thuyết kể lại rằng

Bởi vì có truyền thuyết kể lại rằng khi nghe câu chuyện chán ngán thì người nghe râu ria mọc ra tua tủa.

c) Bổ ngữ luôn đi với trợ từ “ni”, “de”, “te”, “to”, “wo”, “kara”, “node”v.v…

Thí dụ:

このほかにも、身体の部分を表す言葉

Bổ ngữ 1                      Bổ を含む言い方には、「耳を傾ける」「胸を

ngữ 2                 Bổ ngữ 3

張る」など、心の動きや状態を表すものが 少なくない。                 Chủ ngữ

Vị ngữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook