Ẩm thực nhật bản-6 nét đặc trưng

ẩm thực Nhật Bảnー食文化あふれる国・日本 – Nhật bản đất nước tràn ngập nét văn hóa ẩm thực

Được bao quanh bởi biển cả và có bốn mùa kéo dài từ Bắc vào Nam, Nhật Bản vừa khéo léo tiếp nhận nền văn hóa của các quốc gia khác vừa có được khí hậu phong phú, tâm linh của con người và nền văn hóa ẩm thực đa dạng bắt nguồn từ lịch sử.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có những đặc điểm tuyệt vời như vẻ đẹp tinh xảo của chén bát, cách bày biện thức ăn lên chén đẹp mắt, tấm lòng hiếu khách và những kỹ thuật nấu ăn làm nổi bật hương vị Umami.

Hơn nữa, ẩm thực Nhật Bản ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trên thế giới và được xem là ẩm thực tốt cho sức khỏe với sự cân bằng dinh dưỡng tuyệt vời. Bài viết này sẽ giới thiệu về những đặc trưng nổi bật trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Ẩm thực Nhật Bản gồm những điểm độc đáo sau

Kỹ thuật – Làm sống lại hương vị hướng đến sự chân thành-ẩm thực Nhật Bản

Vì Nhật Bản có văn hóa ăn cá sống nên kỹ thuật cắt cá nhanh, gọn và đẹp mắt đã được trau chuốt. Khi cắt họ thường dùng dao làm bếp một lưỡi độc đáo được làm dựa theo nguyên mẫu của kiếm Nhật. Con dao này có các đặc trưng là sắc bén và lưỡi cắt có thể được di chuyển một cách tinh vi.

Ẩm thực nhật bản

Ngoài tài nấu nướng khéo léo bậc nhất của người đầu bếp và vẻ đẹp của cách phục vụ tinh tế, bên cạnh đó ẩm thực Nhật còn có các tứ vị ngọt, chua, mặn, đắng, và một phương pháp nấu ăn – tận dụng nước súp mang đến hương vị thứ năm gọi là “Umami” cũng đang nâng cao kỹ thuật nấu ăn của người Nhật.

Ngoài ra, còn có nhiều kỹ thuật đa dạng khác mà người Nhật tự hào, chẳng hạn như kỹ thuật lên men để tạo ra miso và nước tương đã phát triển qua nhiều năm, và kỹ thuật sản xuất rượu sake của những người chuyên sản xuất rượu.

Ẩm thực nhật bản

Truyền thống – Phong tục ăn uống đa dạng liên quan đến những món ăn chứa đựng ước nguyện

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản liên quan chặt chẽ đến các sự kiện hàng năm, và các món ăn đặc biệt đã được chuẩn bị cho mỗi sự kiện. Người ta gọi đây là “sự kiện ẩm thực”. Vào một số dịp lễ sẽ có các “sự kiện ẩm thực” đặc trưng riêng như: Vào ngày đầu năm mới sẽ uống rượu Toso và ăn các món Osechi, vào dịp lễ hội búp bê (Hinamatsuri) – ngày 3 tháng 3, sẽ ăn canh ngao và bánh mochi hình thoi (Hishimochi), còn vào Ngày trẻ em – ngày 5 tháng 5 sẽ có bánh tro Chimaki và bánh nếp Kashiwamochi, và vào dịp lễ đó người Nhật có truyền thống cầu mong tránh khỏi xui xẻo, cầu cho sự trưởng thành của trẻ em và cho vụ mùa ngũ cốc bội thu.

Ẩm thực nhật bản

Ngoài các sự kiện hàng năm, xôi đỏ Sekihan và cá nguyên con cũng được chuẩn bị vào mỗi mốc quan trọng của cuộc đời như lễ thành nhân và lễ cưới, hoặc lễ 100 ngày được tổ chức vào khoảng 100 ngày sau khi sinh.

Ở Nhật Bản nơi xem trọng tập quán ăn uống ứng với hoàn cảnh, việc chia sẻ thời gian với thức ăn giúp củng cố mối quan hệ gia đình và cộng đồng cũng như giúp kế thừa truyền thống.

Xem thêm: Wabi sabi

Món ăn dân dã – Sự sâu sắc của nền văn hóa ẩm thực ở địa phương – ẩm thực Nhật Bản

Tại Nhật Bản, có nhiều món ăn địa phương khác nhau được nuôi dưỡng và kế thừa bởi khí hậu, nguyên liệu, lịch sử và văn hóa độc đáo của khu vực. Ví dụ như lẩu Kiritanpo ở tỉnh Akita là nơi nổi tiếng về gạo, Sushi lá hồng (Kakinohazushi) của Nara đã sử dụng lá hồng để gói sushi và ẩm thực Ryukyu của Okinawa, nơi từng là Vương quốc Ryukyu.

Các loại gia vị lên men tiêu biểu như miso và nước tương có vị khác nhau ở mỗi vùng, ví dụ như các thành phần của miso là gạo, lúa mì và đậu nành rất khác nhau tùy theo mỗi vùng.

Ẩm thực nhật bản

Ngoài ra, qua việc giao lưu với nước ngoài nền văn hóa Nanban đã mang đến đường, ớt, khoai tây, v.v.. Kitamaebune ban đầu là đường vận chuyển gạo, và đã trở thành nơi tảo bẹ được vận chuyển như một chuyến hàng trả lại để hỗ trợ thực phẩm cho Kyoto và Osaka. Ẩm thực địa phương đã được biến đổi bởi sự giao lưu giữa các vùng miền và trở nên độc đáo hơn, vì những điều này có tác động lớn đến thói quen ăn uống độc đáo của từng vùng.

Chén bát và Cách bài trí – Dày công trang trí, mang lại vẻ đẹp và phong cách riêng của ẩm thực Nhật Bản

Đối với ẩm thực Nhật Bản, chén bát cũng được xem như là trang phục. Có rất nhiều loại đồ sơn mài, đồ gốm và đồ sứ mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, những vẻ đẹp thiên nhiên theo bốn mùa như hoa lá, chim muông, gió trăng trên chén bát khiến bạn cảm thấy như ở Nhật đều được thể hiện một cách tuyệt vời.

Ẩm thực nhật bản

Ngoài ra, cách trang trí phòng bằng hoa nghệ thuật-Ikebana và treo các cuộn giấy trang trí, hoặc trang trí các món ăn với hoa theo mùa, và cách bài trí chuẩn bị để chiêu đãi khách cũng là một phong tục trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Tinh thần hiếu khách-Omotenashi là cơ sở của trà đạo, và ẩm thực Kaiseki cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tinh thần này.

Phong cách bài trí và lựa chọn chén bát kĩ lưỡng làm nổi bật lên món ăn đều được tạo ra từ gu thẩm mỹ và lòng hiếu khách của người Nhật.

Xem thêm: Trà đạo Nhật Bản

Mùa – Tận hưởng phong cảnh và hương vị bốn mùa – ẩm thực Nhật Bản

Ở Nhật Bản nơi có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ ràng, đã ấp ủ những nguyên liệu “theo mùa” sao cho ngon nhất theo từng mùa. Ngoài ra, ở Nhật bạn có thể trải nghiệm những thay đổi theo mùa thật tinh tế qua cách thưởng thức món ăn theo mùa như là “Hashiri”-ăn những nguyên liệu hoặc món ăn đầu tiên bắt đầu xuất hiện đầu mùa và “名残り- tàn” thưởng thức lại lần nữa vào cuối mùa.

Ẩm thực nhật bản

Ngoài ra, người Nhật còn trang trí các món ăn của mình bằng hoa lá theo mùa, tận hưởng sự chuyển giao của bốn mùa và vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cách sử dụng các loại bình và đồ đạc theo mùa.

Bánh kẹo kiểu Nhật cũng thể hiện được không khí của bốn mùa và cho bạn biết được mùa nào đang đến qua hình dạng và màu sắc nổi bật của chúng, chẳng hạn như hình hoa anh đào và hoa cải vào mùa xuân, rau muống và Tanabata vào mùa hè, lá phong và hạt dẻ vào mùa thu, hoa trà và hoa thủy tiên se lạnh vào mùa đông. Nhật Bản có một nền ẩm thực Nhật Bản không chỉ thưởng thức bằng vị giác mà còn cả thị giác và họ trân trọng các mùa trong năm.

Văn hóa dùng đũa-ẩm thực Nhật Bản

Đũa là thứ không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Về nguồn gốc cho tới hiện tại vẫn chưa xác định rõ. Đa số đũa được làm từ gỗ nên dù khai quật từ phế tích thì cũng không phân biệt được là đũa hay chỉ là gỗ nên không rõ có từ bao giờ. Nhưng theo sách “Cổ sự ký-Kojiki” có mô tả rằng đũa có từ thời của Kamiyo, và thường được sử dụng trong các nghi lễ, còn trong các bữa ăn thường ngày sẽ ăn bằng tay.

Sau này, hoàng tử Shotoku-người được cử đi xứ nhà Tùy năm 607, lần đầu tiên sử dụng đũa và bộ thìa Ono no Imoko đã đưa đũa vào trong các bữa ăn cung đình và phong tục sử dụng đũa bắt đầu lan rộng cho người dân.

Ẩm thực nhật bản

Bạn có biết ở Nhật còn có ngày kỉ niệm đũa gọi là “箸の日- Ngày bó đũa” ? Từ việc chơi chữ “はし”, hiệp hội Waribashi đã được thành lập và dùng ngày 4 tháng 8 làm ngày kỷ niệm đũa. Vào ngày này họ sẽ suy nghĩ về đũa và từ các quy tắc dùng đũa họ nhìn lại nền văn hóa ẩm thực của mình.

Người Nhật có khá nhiều quy tắc dùng đũa và điều cấm kị khi sử dụng, ví dụ như: nên cầm cách đầu đũa 1,5-3cm và giữ sạch trên 3cm; cầm bằng bốn ngón tay, dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ một chiếc và dùng ngón cái để điều khiển khi gắp, chiếc còn lại thì đặt nhẹ lên trên ngón áp út. Trong văn hóa dùng đũa của người Nhật không thể thiếu gác đũa gọi là 箸置き (hashioki).

Trong bữa ăn, khi không dùng đến đũa họ sẽ đặt lên Hashioki chứ không để đũa lên miệng chén bởi đây là điều kỵ, nó được cho là giống với hình bát cơm cúng.

Hy vọng bài viết ẩm thực Nhật Bản sẽ cung cấp cho Bạn những nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống của người Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook