Bảng chữ cái Hiragana – Học tiếng Nhật cơ bản

Khi học tiếng Nhật đầu tiên là phải học thuộc bảng chữ cái Hiragana, bạn sẽ phải học cách đọc, viết và phát âm cơ bản, đây là bước đầu tiên khi bắt đầu việc học tiếng Nhật. Bất kỳ sách tiếng Nhật hay phương pháp học tiếng Nhật nào cũng đều yêu cầu bạn phải có hiểu biết nhất định về bảng chữ cái hiragana.

Việc học bảng chữ cái Hiragana chắc chắn sẽ đặt nền móng vững chắc cho quá trình học tiếng Nhật của bạn. Có rất nhiều cá nhân và lớp học đã dành ra một tháng trời chỉ để học bảng chữ cái hiragana. Như vậy là quá lâu, bạn hoàn toàn có thể học được toàn bộ bảng chữ này chỉ trong vài ngày, và tối đa là một tuần.

Đa phần học viên của Daruma sẽ học bảng chữ cái trong vòng một tuần nhưng có một vài người đã phản hồi rằng họ đã đọc được hết bảng chữ cái hiragana chỉ sau vài giờ đồng hồ bằng cách sử dụng phương pháp học được chúng tôi giới thiệu sau đây.

Có một vài nguyên tắc cơ bản để học thuộc bảng chữ cái hiragana một cách hiệu quả theo phương pháp của chúng tôi mà bạn cần chú ý:

  1. Cách ghi nhớ: Vì bảng chữ cái hiragana tương đối đơn giản (ít nhất là so với Kanji), cách ghi nhớ dựa trên hình ảnh sẽ là một biện pháp hoàn hảo. Mỗi chữ hiragana sẽ được biểu tượng hóa bằng một hình ảnh nhất định. Có thể một vài bạn sẽ nghĩ việc này rất mất thời gian, nhưng các bạn sẽ phải bất ngờ với hiệu quả mà phương pháp này đem lại. Đó là phương pháp liên tưởng thường được dùng trong học ngoại ngữ. Bạn sẽ liên tưởng đến hình ảnh của chữ viết và sau đó là âm của chữ chúng ta liên tưởng. kết hợp 2 cái đó lại với nhau để tạo ghi nhớ trong vỏ não
  2. Luyện tập:Khi học bất kỳ cái gì đó mới, bạn luôn cần luyện tập. Khi luyện tập, hãy cố gắng nhất có thể gợi nhớ lại những gì bạn đã được học, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không thể đưa ra câu trả lời. Bạn càng nỗ lực, cố gắng để nhớ ra một điều gì đó, ký ức não bộ sẽ được kích thích mạnh hơn và bạn sẽ ghi nhớ được lâu hơn.

Xem thêm : cách học bảng chữ Katakana

BẢNG CHỮ CÁI HIRAGANA-CÁCH NHỚ BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT

bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

CÁCH PHÁT ÂM BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT HIRAGANA

Trước khi học đến cách đọc của hiragana, bạn phải bắt đầu từ việc học cách phát âm nó. Việc phát âm liên quan trực tiếp đến kỹ năng nghe và nói, nên chúng tôi sẽ khái quát bằng video sau đây.

Video Hiragana

Nếu bạn đã học được cách phát âm các các nguyên âm trong bảng hiragana, hãy chuyển sang phần tiếp theo, hướng dẫn về viết và thủ thuật nhớ và tập viết bảng chữ cái tiếng nhật hiragana nhé

Xem thêm:  Sách tiếng Nhật luyện Hiragana

Bảng chữ cái hiragana A I U E O

あ hiragana mnemonic

Để ghi nhớ chữ cái này, hãy nhìn vào ký tự “A” được lồng trong nó. Trong bảng hiragana, chữ お nhìn cũng khá giống với あ, nhưng lại không có ký tự “A” như trên, đây là cách mà bạn có thể phân biệt chúng.

 

い hiragana mnemonic

Để ghi nhớ chữ này, hãy nghĩ đến hình ảnh hai con lươn đặt cạnh nhau. Trong tiếng Anh, con lươn là “eel” cũng có cách đọc gần giống với い.

う hiragana mnemonic

Trong ảnh, bạn có thể thấy một chữ “U” nằm ngang được lồng vào, đây sẽ là cách để bạn ghi nhớ chữ cái này.

え hiragana mnemonic

Để ghi nhớ chữ cái này, hãy liên tưởng đến hình ảnh một con chim với lông mào trên đầu.

お hiragana mnemonic
Bạn có thể thấy hai chữ “o” được lồng trong chữ cái này không? Trong bộ gõ tiếng Việt, chúng ta sẽ gõ chữ “o” hai lần để tạo thành “ô”. Đây sẽ là cách giúp bạn ghi nhớ chữ hiragana này.

Bảng chữ cái hiragana KA KI KU KE KO

 

か hiragana Mnemonic

Liên tưởng đến cô ca sĩ đang múa ( âm Ka và hình ảnh của ca sĩ)

き hiragana mnemonic

Như trong ảnh, chữ き có hình ảnh tương đối giống với chiếc chìa khóa, trong tiếng Anh đọc là “key”.

く hiragana mnemonic

Hãy liên tưởng đến hình ảnh của mỏ chim, phát ra âm thanh “ku ku, ku ku”

け hiragana mnemonic

Các bạn thấy đấy, chữ này tương đối giống với cái chum đúng không, mà trong tiếng Anh, chum là “keg”.

Hoặc bạn có thể liên tưởng bên trái giống bức tường, bên phải giống cây kiếm (âm) + hình ảnh kiếm dựa vào tường

こ hiragana mnemonic

Liên tưởng từ chữ cohabitation ( sống thử) nghĩ tới chữ Ko thì liên tưởng viết 2 con sâu sống thử

Tham khảo phương pháp học kanji


Bảng chữ cái hiraganaSA SHI SU SE SO

 

さ hiragana mnemonic

Sa có thể liên tưởng chữ X trong chữ (đi xa) dưới có con đường. Nói tới Sa vẽ chữ X và con đường

し hiragana mnemonic

Đây là trường hợp đặc biệt đầu tiên chúng ta gặp trong bảng chữ cái hiragana. Thay vì viết là “si”, ta sẽ viết là “shi”. Nhưng thỉnh thoảng, bạn sẽ vẫn có thể nhìn thấy cách viết “si” trong romaji.

す hiragana mnemonic

Mượn âm Sư (trong nhà sư) chơi xích đu lộn một vòng bay ra ngoài

せ hiragana mnemonic

Liên tưởng đến tạo một hình ảnh sexy là hình cái răng đó?

そ hiragana mnemonic

Hãy liên tưởng hình ảnh một con chim đang vỗ cánh hát so, so, so

Tham khảo : 6 phương pháp học ngữ pháp tiếng nhật hiệu quả


Bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana TA CHI TSU TE TO

 

た hiragana mnemonic

Hãy liên tưởng chữ ta trong tiếng việt

ち hiragana mnemonic

Liên tưởng đến mặt người đàn ông thiếu cái cằm (mượn âm chin trong tiếng Anh)

つ hiragana mnemonic

Chỉ cần liên tưởng chữ U viết ngược là có thể nhớ rồi

 

て hiragana mnemonic

Chữ này giống chữ Te viết hoa trong tiếng Việt mình ah

と hiragana mnemonic

Mượn âm toe (âm đầu là to/ý nghĩa là ngón cái) hãy liên tưởng đến cái đinh rớt trúng ngón cái


Bảng chữ cái hiraganaNA NI NU NE NO

 

な hiragana mnemonic

 

Hãy liên tưởng một ma sơ đang cầu nguyện với cây thánh giá

に hiragana mnemonic

Hãy mượn âm ni trong chữ niddle (nghĩa là may vá) rồi kết hợp hình ảnh cây kim và sợi chỉ

ぬ hiragana mnemonic

Mượn âm nu trong chữ noodle , liên tưởng đến hình ảnh 2 chiếc đũa cắm vào sợi mỳ

ね hiragana mnemonic

 

Liên tưởng đến con mèo đang ngồi, rồi mượn âm ne trong chữ neko (tiếng nhật nghĩa là con mèo)

 

の hiragana mnemonic

 

Đây là dấu hiệu không, mượn âm trong chữ No của tiếng Anh

Bảng chữ cái hiragana HA HI HU/FU HE HO

 

は hiragana mnemonic

Liên tưởng đến chữ H và đuôi có chữ a

 

ひ hiragana mnemonic

Liên tưởng đến mặt người đang cười hi hi

ふ hiragana mnemonic

 

Chữ này hơi khó liên tưởng, đa phần viết vài lần là nhớ, hoặc nếu muốn Bạn có thể liên tưởng như hình trên

へ hiragana mnemonic

 

Mượn âm he trong chữ heiniken, liên tưởng đến một ngọn núi chứa đầy bia heniken

ほ hiragana mnemonic

Nếu viết được chữ ha thì thêm một nét trên đầu là viết được chữ Ho


Bảng chữ cái hiraganaMA MI MU ME MO

 

ま hiragana mnemonic

Mượn âm ma trong con ma, liên tưởng hình ảnh một con ma có 4 tay và cái đuôi

み hiragana mnemonic

Chữ này hơi khó liên tưởng

む hiragana mnemonic

Liên tưởng con bò đang ngóc đuôi lên

め hiragana mnemonic

 

Liên tưởng con mắt, trong tiếng Nhật con mắt là ME

も hiragana mnemonic

 

Liên tưởng đến cái móc, rồi mượn âm mo

Bảng chữ cái hiragana YA YU YO

 

や hiragana mnemonic

 

Chữ này hơi khó liên tưởng

ゆ hiragana mnemonic

Mượn âm yu trong chữ unique, liên tưởng đến con cá đặc biệt

よ hiragana mnemonic

 


Bảng chữ cái hiraganaRA RI RU RE RO

 

ら hiragana mnemonic

Liên tưởng ông năm (hình) âm có thể nhớ là ông năm ra ngoài

り hiragana mnemonic

Chữ này là ngược lại của i bạn đã học trên rồi

る hiragana mnemonic

 

Chữ này giống chữ Ro, móc thêm cái đuôi, các bạn có thể liên tưởng tới con 3 rô trong bộ bài

れ hiragana mnemonic

 

Chữ này liên tưởng theo hình

ろ hiragana mnemonic

 

Hãy liên tưởng con 3 rô trong bộ bài

Bảng chữ cái tiếng nhật hiragana WA WO N

 

わ hiragana mnemonic

 

Chữ này có thể liên tưởng đến hình anh một con ong đang wa wa

を hiragana mnemonic

 

Chữ này hơi khó liên tưởng, viết vài lần sẽ nhớ

ん hiragana mnemonic

Chữ này hơi khó liên tưởng, viết vài lần sẽ nhớ

Hy vọng bài viết bảng chữ cái Hiragana trên giúp học viên học Hiragana nhanh và hiệu quả hơn

Bảng chữ cái Hiragana – mẹo học bảng chữ cái tiếng nhật

1. Chọn từ vựng gây “sốc”

Khi đối diện với một từ đặc biệt gây sốc với bạn tức là từ đó tạo cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ thì bạn sẽ nhớ nó hơn hết thảy những từ mới khác.

2. Chọn từ vựng có tính chất hài hước

Từ có tính hài hước tức là nó tạo cho bạn cảm giác buồn cười. Những kiểu từ đó cũng rất dễ đi vào trí nhớ của người học.

3. Học từ vựng kèm với âm nhạc

Khi học từ vựng nếu từ đó được đặt trong những đoạn có vần điệu thì cũng rất dễ nhớ và dễ đi vào tâm trí người học. Đó là lý do tại sao người ta thường kết hợp học tiếng Anh qua các bài hát. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng bắt gặp một từ ngẫu nhiên nào trong các bài hát. Vì thế người học ngoại ngữ hãy mạnh dạn hát lên những từ, cụm từ với âm điệu riêng do chính bạn sang tạo ra. Học hát những bài hát đơn giản với mục tiêu ngôn ngữ.

4. Học từ ngữ với ý nghĩa riêng với bản thân

Từ những thông điệp được chuyển tải bởi giáo viên hoặc trong sách giáo khoa, bạn hãy chuyển chúng thành những thông điệp có ý nghĩa riêng với bản thân hoặc có liên kết với chính bạn. Điều này rất quan trọng

Hãy biến chúng thành kinh nghiệm riêng, môi trường riêng, thế giới riêng của chính bạn.

5. Từ ngữ có tính phát hiện

Từ ngữ đó là do bạn tự mình khám phá nghĩa là bạn tự tìm thấy nó qua bài đọc, qua những lần nhìn lướt net hoặc qua những lúc khó khăn trong quá trình học ngoại ngữ. Khi gặp những từ như thế này bạn nên đoán nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Bạn hãy tiến thêm một bước nữa là hãy tập đặt những câu đơn giản có sử dụng đến những từ mới đó.

6. Kết hợp từ vựng với hình ảnh

Đừng chỉ nên thiết lập một từ điển song ngữ trong đầu., việc đó sẽ khiến bạn phản ứng chậm trong khi giao tiếp vì đầu óc bạn còn bận dịch lại ý tưởng bằng tiếng Việt hiện ra trong đầu. Hãy rèn luyện khả năng liên kết trực tiếp khái niệm với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng hay nói cách khác tập tư duy bằng tiếng Anh. Bạn chỉ có thể sử dụng tiếng một cách trôi chảy và mạch lạc khi khả năng trên đã trở thành kỹ năng. Đây là một phương pháp giảng dạy và học từ mới hiệu quả.

7. Đọc những tài liệu đáng tin cậy

Hãy bắt đầu bằng những chủ đề mà bạn hứng thú trên Internet, hoặc thư viện với mục đích học từ vựng. Đọc là một con đường quan trọng để mở rộng vốn từ. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thú vị qua việc đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook