Bạn đang lúng túng với cách chia thể sai khiến bị động? Hãy cùng Học tiếng Nhật 365 tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn nha.
Mục lục
Thể sai khiến trong tiếng Nhật
Cách chia thể sai khiến
Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → あ + せる
言う(いう)→ 言わせる
話す(はなす)→ 話させる
書く(かく)→ 書かせる
Động từ nhóm 2: Chuyển đuôi る → させる
食べる(たべる)→ 食べさせる
見る(みる)→ 見させる
起きる(おきる)→ 起きさせる
Động từ nhóm 3 (bất quy tắc):
する → させる
来る(くる)→ 来させる(こさせる)
Cách dùng thể sai khiến
1. A は B に + [Danh từ] を + 使役形: A bắt B làm việc gì (trường hợp có 2 tân ngữ)
① 先生は いつも私たちに 宿題を たくさんさせます。
→ Thầy giáo lúc nào cũng bắt chúng tôi làm nhiều bài tập.
② きのう 私は 彼に 料理 (りょうり) を 作らせた。
→ Hôm qua tôi bắt anh ấy nấu ăn.
2. A は B に +[Danh từ] を + 使役形: A cho phép B làm gì (trường hợp có 2 tân ngữ)
① お母さんは 子どもに ゲームを させまた。
→ Mẹ cho phép con chơi game.
② 先生は 学生に ひらがなで 宿題を 書かせました。
→ Giáo viên cho phép học sinh viết bài tập bằng hiragana.
3. A は B を + 使役形: A bắt/cho phép B làm việc gì (trường hợp có 1 tân ngữ)
① コーチは 山田さんを 走らせました。
→ Huấn luyện viên bắt Yamada chạy bộ. (走る: はしる: chạy)
② 部長は 私を 出張に 行かせました。
→ Trưởng phòng bắt tôi đi công tác. (出張: しゅっちょう: công tác)
Tham khảo: sách tiếng Nhật Minna
4. Thể sai khiến dạng て + ください: Hãy cho phép tôi làm …
① すみません、話させてください。
→ Xin hãy để tôi nói.
② すみません、トイレに行かせてください。
→ Cho phép tôi vào nhà vệ sinh.
5. A は B を + 使役形 (động từ bộc lộ cảm xúc): A làm cho B …(bộc lộ cảm xúc)
① 田中さんは いつもおもしろい話をして、みんなを 笑わせます。
→ Anh Tanaka lúc nào cũng kể chuyện thú vị làm tất cả mọi người cười. (笑う: わらう: cười)
② 私は 病気になって、両親を 心配させました。
→ Tôi bị bệnh, làm cho bố mẹ lo lắng. (心配する: しんぱいする: lo lắng)
* Một số động từ bộc lộ cảm xúc khác:
- 喜ぶ(よろこぶ): vui
- がっかりする: thất vọng
- 泣く(なく): khóc
- 悲しむ(かなしむ): buồn
- 安心する(あんしんする): an tâm
- 困る(こまる): phiền phức, phiền toái
Tham khảo thêm về Thể sai khiến trong tiếng Nhật
Thể bị động trong tiếng Nhật
Cách chia thể bị động trong tiếng Nhật
Động từ nhóm 1: Chuyển 「う」 thành 「あ」 + れる
読む(よむ)→ 読まれる
使う(つかう) → 使われる
壊す(こわす) → 壊される
Động từ nhóm 2: Thêm られる
食べる(たべる) → 食べられる
見る(みる) → 見られる
Động từ nhóm 3 (bất quy tắc):
来る(くる) → 来られる ( こられる来る)
する → される
Cách dùng thể bị động
1. Bị động trực tiếp (chỉ có 1 tân ngữ)
A は B に + động từ bị động (A được / A bị …)
Ví dụ:
① 私は 先生にしかられました。
→ Tôi đã bị cô giáo mắng .
② 私は課長にほめられました。
→ Tôi được giám đốc khen .
2. Bị động gián tiếp (2 tân ngữ)
Aは Bに C を + động từ bị động : A Bị / A Được …
Ví dụ:
① 私は 知らない人に 道を 聞かれました。
→ Tôi bị một người không quen hỏi đường.
② 私は 友達に 引越しの手伝いを 頼まれました。
→ Tôi được bạn nhờ giúp việc chuyển nhà.
Tham khảo thêm Bí kíp luyện nghe N4
3. Bị động gián tiếp với mẫu câu:
A は Bに [Danh từ] を + động từ bị động
Danh từ khi phải thuộc quyền sở hữu của
Ví dụ:
私は 友達に 携帯を 壊されました。
→ Di động của tôi bị bạn làm hỏng.
4. N1は + N2 (người) によって + V (bị động):
Dùng khi có các động từ biểu thị sự “sáng tạo”, “phát minh ra”, “tìm thấy” bởi ai đó
「によって」(bởi …) thường được sử dụng thay cho 「に」khi nhắc đến tác giả của những tác phẩm, công trình nghệ thuật, kiến trúc, phát minh có ý nghĩa lịch sử, xã hội quan trọng.
Chủ thể của hành động trong trường hợp không được biết đến, hoặc thông tin không quan trọng thì có thể bỏ đi.
Ví dụ:
① この家は 200年前に たてられました。
→ Ngôi nhà này được xây cách đây 200 năm.
② この本は よく読まれています。
→ Quyển sách này đang được nhiều người đọc.
③ 電話はグラハムベルによって発明(はつめい)されました。
→ Điện thoại do Graham Bell phát minh ra.
5. Dạng bị động của tự động từ:
Đây là trường hợp đặc biệt và không có dạng câu chủ động tương đương với nó. Dạng bị động này thường được sử dụng để thể hiện sự bực tức, khó chịu, cảm giác bị làm phiền.
Ví dụ:
① 今朝(けさ)雨に降られました。
→ Sáng nay bị dính mưa.
② 夜中(よなか)の2時 友達に来られて、困りました。
→ 2 giờ đêm thì bị bạn đến, thật là phiền phức.
夜中: nửa đêm、困る(こまる): khó chịu, phiền phức
Tham khảo: Cách học tiếng Nhật N4
Thể sai khiến bị động
Dạng bị động của thể sai khiến (bị bắt phải làm gì) thể hiện thái độ không vừa lòng, khó chịu của người nói khi bị người khác ép buộc.
Ví dụ: 私は 両親に アメリカに 留学させられた。Tôi bị bố mẹ bắt đi du học ở Mỹ.
*** Cách chia: Từ thể sai khiến dạng chủ động, bỏ đuôi る + られる
① Động từ nhóm 1:
話させる→ 話させられる
言わせる→ 言わせられる
* Lưu ý: Với động từ nhóm 1, ~せられる cũng có thể được rút gọn thành ~される. Trừ trường hợp nếu phía trước ~せられる là 「さ」 thì vẫn giữ nguyên là ~させられる
Ví dụ:
行かせられる → 行かされる、 言わせられる → 言わされる、 書かせられる → 書かされる
Nhưng: 「話させられる」 hay 「押させられる」thì vẫn giữ nguyên, không có dạng rút gọn.
② Động từ nhóm 2:
たべさせる → 食べさせられる
見させる→ 見させられる
③ Động từ nhóm 3:
させる → させられる
来させる→ 来させられる
*** Câu ví dụ:
① 私は 母に 野菜を 食べさせられていた。
→ Tôi bị mẹ bắt ăn rau.
② 田中さんは 部長に ビールを たくさん飲ませられた。
→ Anh Tanaka bị trường phòng bắt uống nhiều bia.
③ 私たちは 先生に 宿題を たくさんさせられました。
→ Chúng tôi bị cô giáo bắt làm nhiều bài tập.
④ 妹は母に兄を起こさせられる。
→ Em gái bị mẹ sai gọi anh trai dậy.
⑤ デートのとき、いつも彼女に待たされる。
→ Khi hẹn hò lúc nào cũng bị cô ấy bắt phải chờ.
Tham khảo: sách tiếng Nhật Minna